| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Ấn Độ nên xem xét lại lập trường trong các cuộc đàm phán thương mại của IPEF

Với môi trường địa chính trị thuận lợi hiện tại của các công ty và quốc gia đang tìm kiếm các nền tảng sản xuất thay thế cho Trung Quốc, và hiện thực hóa mục tiêu của Thủ tướng Narendra Modi là tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ lên 2 nghìn tỷ USD trong vòng 5 năm, quốc gia này cần tiếp cận nhiều nhất với thị trường nước ngoài, và nên xem xét lại việc tham gia IPEF.

Các cuộc đàm phán thương mại IPEF có thể giúp Ấn Độ lấp đầy khoảng trống được tạo ra khi nước này từ bỏ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào năm 2019. Việc Ấn Độ rút khỏi RCEP được giải thích rằng do Trung Quốc là thành viên nòng cốt của khối này. Hầu hết các nhà sản xuất Ấn Độ không đồng tình với ý tưởng mở cửa tự do nhập khẩu từ Trung Quốc, do năng lực sản xuất chi phí thấp của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc không được coi là một thành viên tiềm năng của IPEF.

Động thái Ấn Độ từ chối tham gia toàn bộ các trụ cột của IPEF cũng được giải thích vì động cơ duy trì sự tự do của đất nước trong việc thiết lập các chính sách của riêng Ấn Độ về các vấn đề thương mại kỹ thuật số, lao động và môi trường. Nhiều người lo ngại việc liên kết thương mại với các tiêu chuẩn về lao động và môi trường sẽ tạo cơ sở cho Hoa Kỳ và các thành viên IPEF khác dựng lên các rào cản mới đối với xuất khẩu của Ấn Độ. Theo họ, nếu Ấn Độ tham gia trụ cột thương mại, Ấn Độ sẽ phải sửa đổi nhiều luật và hài hòa luật của mình với luật của Mỹ mà không có lợi ích thương mại rõ ràng vì phía Hoa Kỳ đã loại trừ thảo luận về việc cắt giảm thuế quan. Họ cũng mong đợi Hoa Kỳ thúc đẩy IPEF đồng ý về các tiêu chuẩn chặt chẽ về quyền sở hữu trí tuệ có thể gây tổn hại cho các nhà sản xuất thuốc gốc của Ấn Độ.

Quyết định của Ấn Độ chỉ duy trì ba trụ cột cốt lõi khác của khuôn khổ - khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và khử cacbon của cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng sẽ mang lại rất ít lợi ích cho Ấn Độ. Bởi (1) các chuỗi cung ứng và thương mại có mối liên hệ với nhau, vì vậy việc Ấn Độ chỉ tham gia vào các cuộc thảo luận về một trong số đó là phi lý. (2) việc không tham gia trụ cột thương mại cho thấy hạn chế vào mục tiêu chính trị của Ấn Độ khi tham gia các sáng kiến do Hoa Kỳ dẫn đầu như Quad hoặc IPEF, và Ấn Độ thiếu cởi mở trong hợp tác kinh tế. Và (3) những tiêu chuẩn về lao động và môi trường sẽ mâu thuẫn với nỗ lực của chính phủ Ấn Độ Modi trong việc cập nhật các quy tắc lao động cũ và thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng xanh.

 Ấn Độ là thị trường rộng lớn và đang phát triển với 1,4 tỷ dân và là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, nhưng sức mua của người dân Ấn Độ trung bình kém hơn so với Trung Quốc, thiếu hụt nhu cầu từ thị trường nội địa của Ấn Độ tới thúc đẩy tăng trưởng sản xuất. Ấn Độ cần điều chỉnh luật pháp và chính sách để đồng bộ với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với Hoa Kỳ và hưởng lợi từ toàn cầu hóa và thương mại thế giới. Nếu Việt Nam có thể chấp nhận các quy định pháp lý cứng rắn, có thể vượt Ấn Độ, phát triển thị phần điện tử, dệt may và đồ thể thao tại Hoa Kỳ Trong khi đó, tại EU, các sản phẩm của Ấn Độ đang gặp bất lợi khi các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do song phương vẫn kéo dài, và Việt Nam đã thực hiện một thỏa thuận với Brussels.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Bhutan)

Nội dung liên quan