| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng trước của Đài Loan tiếp tục hạ nhiệt

Theo Cơ quan quản lý Ngân sách Kế toán và Thống Kê Đài Loan, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng trước tăng 2,14% so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại so với mức tăng 3,08% hàng năm trong tháng 2.

(Nguồn: DGBAS)

Theo DGBAS, dữ liệu lạm phát tháng 3 cho thấy giá tiêu dùng đã vượt ra khỏi những ảnh hưởng do yếu tố mùa vụ trong tháng 2 khi thời % kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày đã kết thúc nhưng các chi phí khác vẫn tiếp tục tăng. Tuy vậy, sau khi loại bỏ các yếu tố mùa vụ trong hai tháng đầu năm nay, mức tăng trưởng CPI trong tháng 3 là thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2023, khi đó mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 1,88%.

Về các chỉ số, DGBAS cho biết chi phí chăm sóc sức khỏe, vốn thường đứng sau thúc đẩy tăng trưởng CPI, đã vượt xa các hạng mục tiêu dùng khác trong tháng trước khi tăng tới 3,19%. DGBAS cho biết trong tháng 3, giá thực phẩm đã tăng 2,86% so với một năm trước đó với giá thịt, thực phẩm đông lạnh, ngũ cốc và trái cây lần lượt tăng 4,37%, 4,10%, 3,07% và 2,46%.

Chi phí ăn uống trong tháng 3cũng đã tăng 3,49% so với một năm trước đó nhưng đã chậm lại so với mức tăng 4% trong tháng 2. DGBAS cho biết giá trứng đã giảm 14,90% so với một năm trước đó trong tháng 3, bù đắp cho mức tăng giá thực phẩm nói chung trong tháng. DGBAS cho biết thêm, giá thực phẩm tăng đóng góp khoảng 0,77 % vào mức tăng trưởng CPI tháng 3.

Tuy nhiên, DGBAS cho biết tốc độ tăng giá thực phẩm trong tháng 3 đã chững lại so với mức 4,49% được ghi nhận trong tháng 2. Chi phí của giỏ 17 mặt hàng thiết yếu trong gia đình được chính phủ giám sát, bao gồm gạo, thịt lợn, bánh mì, trứng, đường, dầu ăn, mì ăn liền, dầu gội và giấy vệ sinh vv… trong tháng 3 cũng tăng 1,17% so với một năm trước đó, giảm nhẹ so với mức 3,17% tăng trong tháng 2.

Mức tăng trưởng trong tháng 3 của 17 mặt hàng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020, khi đó chỉ số này tăng ở mức 0,63%. DGBAS cho biết CPI cơ bản (CPI lõi), một công cụ theo dõi giá dài hạn đáng tin cậy hơn vì không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như năng lượng và rau quả, tháng trước đã tăng 2,13% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 2,89% trong tháng 2.

 Lũy kế CPI trong quý I năm 2024 tăng 2,34% so với cùng kỳ năm trước.  

Về triển vọng, DGBAS cho biết, xu hướng tăng giá dầu thô quốc tế và việc tăng giá điện trung bình 11% từ tháng 4 dự kiến ​​sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng so với một năm trước đó trong tháng này, trong đó riêng việc tăng giá điện trong tháng này sẽ làm chỉ số CPI tăng thêm 0,18% và dự kiến sẽ tăng 2,03% trong năm nay.  DGBAS cho rằng, áp lực lạm phát đang giảm bớt nhưng CPI vẫn chưa thể trở lại mục tiêu 2%.

Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc)

Nội dung liên quan