| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Tranh chấp trong thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý

Năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam- Trung Quốc đạt 171,85 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 61,21 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2022.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 9,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 30,5 tỷ USD, tăng 28,85% so với cùng kỳ năm 2023.
Về đầu tư, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 3/2024, vốn đầu tư trực tiếp lũy kế của Trung Quốc vào Việt Nam đạt 27,64 tỷ USD với tổng số 4.418 dự án đầu tư.
Đều là những nền kinh tế mở với nhiều thành tựu nổi trội đạt được trong thời gian qua, quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển và có xu hướng gia tăng về quy mô cũng như tính chất phức tạp của các giao dịch. Trong hoạt động kinh tế, thương mại bên cạnh những hoạt động giao thương thường sẽ đi kèm với tranh chấp. Đặc biệt trong hợp tác kinh tế, thương mại xuyên biên giới việc xảy ra tranh chấp lại càng dễ xảy ra hơn do có sự khác biệt về hệ thống chính trị, pháp luật và ngôn ngữ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số rủi ro pháp lý trong giao dịch với Trung Quốc như sau:
Một là, rủi ro do xung đột pháp luật và sự thiếu tương thích của các quy định pháp luật;
Hai là, sự thiếu ổn định và hoàn thiện về chính sách, quy định pháp luật, cụ thể: nhiều quy định mới chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; các thủ tục hành chính, pháp lý còn phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư;
Ba là, vấn đề bảo mật thông tin và rủi ro về giả mạo, lừa đảo trong thương mại quốc tế: sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép các hoạt động thương mại được thực hiện chủ yếu theo hình thức trực tuyến như email, Internet banking…. Tuy nhiên điều này dẫn đến nguy cơ các thông tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư bị kẻ xấu đánh cắp để thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho doanh nghiệp;
Bốn là, sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khiến quá trình và kết quả giải quyết tranh chấp kéo dài và khó lường;
Năm là, việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, bản án của tòa án nước ngoài còn nhiều bất cập;
Sáu là, khó khăn và bất cập trong việc thi hành án tại Việt Nam, chẳng hạn năm 2023 có 932.541 yêu cầu thi hành án dân sự/ kinh doanh thương mại, tuy nhiên chỉ có 575.667 yêu cầu (chiếm khoảng 61%) được thi hành.

 

VNE (Tổng hợp)

Nội dung liên quan