| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Tổng hợp tin kinh tế, chính sách của Argentina

Thương vụ Việt Nam tại Argentina xin cung cấp một số thông tin tổng hợp về tình hình kinh tế, chính sách và chế độ mới của Argentina để các doanh nghiệp tham khảo

 

 

1/ Năm 2012, xuất khẩu của AR. đã bị giảm 3%, nhưng nhập khẩu lại bị giảm tới 7%. Điều này đã cho phép thặng dư thương mại tăng 27%, từ 10 tỷ 014 triệu USD lên 12 tỷ 690 triệu USD, theo số liệu chính thức của INDEC công bố ngày 23/01/2013. Việc hạn chế nhập khẩu và xiết chặt đổi Đô la đã làm tăng thặng dư thương mại, trong khi AR. đang thiếu ngoại tệ để trả nợ. Kinh tế AR. hầu như không tăng trưởng do thiếu nhập khẩu phụ kiện và máy móc thiết bị cho nền kinh tế. Tuy vậy, thặng dư thương mại tăng cũng không thể trang trải được nợ nần. Các lĩnh vực mà xuất khẩu trong năm qua bị giảm là hàng nông nghiệp, giảm 8%; hàng công nghiệp: giảm 5%, do đó xuất khẩu sang các khối NAFTA bị giảm 6%; Châu Âu giảm 17%; Trung quốc: 16% và Mercosur: 2%. Riêng xuất khẩu của AR. sang Brazil bị giảm 3%, nhưng nhập khẩu từ nước này lại bị giảm tới 18%.

 

2/ Chính phủ AR. quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với 100 mặt hàng, kể từ ngày 24/01/2013 lên tới 35%. Sắc lệnh số 25, công bố trên tạp chí Boletin Oficial ngày 23/01/13 do Phó Tổng thống Amado Boudou kí, thực hiện theo các quyết định trong Hội nghị gần đây nhất ở Mercosur, tăng thuế nhập khẩu của 100 loại hàng hóa, phần lớn là đến 35%, là mức thuế tối đa mà tổ chức thương mại quốc tế cho phép. Đến nay, hầu như các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài như dầu ăn, cá đóng hộp, thuốc lá, tân dược đều phải đóng thuế nhập khẩu 35% (trước kia chỉ từ 10-20%). Các mặt hàng khác như quạt máy, xe máy, đồ điện cũng bị thuế nhập khẩu là 35%. Các mặt hàng nhạc cụ, đồ dùng bằng kim loại, bút chì máy… cũng chịu thuế tương tự. Sắc lệnh này không hạn chế thời gian. Đây là yêu cầu của AR. đối với Mercosur để đề nghị tăng thuế nhập khẩu.

 

3/Xuấtkhẩu đểnhập khẩu: các hình thức bắt buộc.

Argentina là nước áp dụng các biện pháp bảo hộ và chính sách hạn chế nhập khẩu nhiều nhất trên Thế giới. Có tới 184 biện pháp và chính sách được Argentina áp dụng, trên cả Trung quốc (105); Mỹ (65); Anh (50); Đức (49) và Pháp (48). Sau một năm thực hiện chế độ hạn chế nhập khẩu,sang năm nay, một số nhà nhập khẩu được yêu cầu cam kết vớiBộ Thương mại phải cân bằng hoạt động nhập khẩuvàxuấtkhẩu.Trong số các cam kết này là việc xuất khẩu hàng hóa, được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, nhưng phải lường đến những rủi ro, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu thành công. Có ba hình thức sau đây:

-        Xuất khẩu ủy thác cho bên thứ ba.

-        Thu mua hàng hóa trong nước để xuất khẩu.

-         Các nhà nhập khẩu thực hiện các hoạt động xuất khẩu thường xuyên trên cơ sở các hợp đồng thỏa thuận.

Hình thức xuất khẩu ủy thác là do có sự xuất hiện các tập đoàn xuất khẩu và công ty thương mại quốc tế, hoặc các nhà sản xuất thiếu kiến ​​thức về giao nhận và hải quan hoặc không thể tiếp cận thị trường nước ngoài.

Có hai hình thức khác nhau rõ nét:

- Trong phương thức "A" một nhà sản xuất (thường gọi là "bên thứ ba") thực hiện một vụ mua bán với người mua ở nước ngoài thông qua công ty xuất khẩu hoạt động như một đại lý (ví dụ, chủ một bộ sưu tập xe cũ bán ra nước ngoài, do không đăng ký với Tổng Cục thuế như là một nhà xuất khẩu, thì phải giao cho Đại lý thực hiện).

- Trong phương thức "B" nhà sản xuất xuất khẩu hàng hóa thông qua nhà xuất khẩu có đăng ký (ví dụ: liên hợp xuất khẩu, tập đoàn xuất khẩu hoặc công ty thương mại quốc tế). Người xuất khẩu chịu trách nhiệm với khách hàng nước ngoài về thương hiệu của người bán, đảm bảo tính hợp pháp của người bán và trách nhiệm phát sinh với khách hàng nước ngoài. Ví dụ, một công ty xuất khẩu rượu vang sản xuất trong nước, do các nhà sản xuất rượu vang khác nhau của Argentina cung cấp. Trong cả hai trường hợp đưa ra trên đây,  nhà xuất khẩu là chịu trách nhiệm về quảng cáo, thuế, tiền phạt và thay đổi của mỗi hoạt động. Theo cách này phải tuân theo một số thủ tục, chẳng hạn như đại lý có nghĩa vụ thông báo hoạt động xuất khẩu cho Tổng Cục thuế và thay mặt cho các nhà sản xuất và cung cấp một số tài liệu liên quan đến các hoạt động. Ngoài ra, nói chung, cả hai cách này đều phải được kiểm soát trước. Nó cũng có một số hạn chế, đặc biệt là đối với một số các sản phẩm nông nghiệp. Nhưng nó có thể mang lại một số lợi ích cho các nhà mới xuất khẩu và nhà sản xuất, do không phải đóng thuế  trên tổng thu nhập, khi bán hàng hoá ở thị trường trong nước. Hơn nữa, với phương thức A, xuất khẩu qua đại lý, nhà sản xuất giữ được thương hiệu và tên của mình với khách hàng nước ngoài và trên các chứng từ thương mại và vận chuyển.


6/ Ngày 24/01/13, tại Bắc Kinh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế Nhà nước AR. (AFIP) Ricardo Echegaray và Bộ trưởng Bộ Hải quan Trung quốc đã kí 1 Hiệp định trao đổi thông tin Hải quan giữa 2 nước. Hiệp định này cho phép loại trừ tận gốc những buôn bán bất hợp pháp giữa các tập đoàn buôn bán lớn hoặc các nhà trung gian không có vai trò quan trọng về kinh tế nhưng lại làm tổn hại đến tình hình tài chính của 2 nước. Việc trao đổi thông tin giữa 2 nước sẽ đem lại cho AR. 1 công cụ hiệu quả để tính toán chính xác ở mức độ cao nhất về mặt kĩ thuật khối lượng và trị giá buôn bán giữa 2 nước. Việc sử dụng trách nhiệm và chuyên môn của Hiệp định còn cho phép phân tích các hoạt động của các đối tượng hàng hóa, thuế hải quan và kiểm tra an ninh, ông Echegaray nhấn mạnh. Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Hải quan Trung quốc khẳng định việc trao đổi thông tin hợp tác là 1 bước quan trọng để tham gia và mở rộng buôn bán giữa 2 nước. Hiệp định này còn cho phép Trung quốc kiểm tra việc thanh toán các dịch vụ giả hoặc các loại hoa hồng không được tính toán chính xác từ thuế thu nhập, có lợi cho nước ngoài, bằng sự trợ giúp kĩ thuật

 

 

Thương vụ Việt Nam tại Argentina

Nội dung liên quan