| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Kim ngạch xuất khẩu

Tổng hợp kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Malaysia năm 2019

Trong tháng 12 năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Malaysia đạt 962,84 triệu USD tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018.Tổng kim ngạch song phương trong 12 tháng đầu năm 2019 đạt 11,08 tỷ USD giảm 3,6% so với cùng kỳ (11.5 tỷ USD).

Tổng hợp kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Malaysia năm 2019

 

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 3.79 tỷ USD giảm 6,4% (4.05 tỷ USD) và kim ngạch nhập khẩu đạt 7.29 tỷ USD giảm 2,1% (7.45 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện vẫn có sự khác biệt về số liệu thống kê giữa Hải quan Việt Nam và Cục Thống kê quốc gia Malaysia, theo số liệu từ Cục Thống kế Malaysia tính đến hết tháng 11/2019 kim ngạch thương mại song phương đạt 49,57 tỷ RM (tương đương với 12,09 tỷ USD), trong đó xuất khẩu sang Việt Nam đạt 31,48 tỷ RM (tương đương 7,67 tỷ USD) xấp xỉ năm 2018 với 31,44 tỷ RM, nhập khẩu đạt 18,09 tỷ RM (tương đương 4,41 tỷ USD) tăng nhẹ so với năm 2018 với 17,81 tỷ RM (4,34 tỷ USD).

- Hàng hóa nhập khẩu

Trong tháng 12/2019, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng hóa từ Malaysia đạt kim ngạch 689,74triệu USD tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa kim ngạch nhập khẩu 12 tháng đầu năm 2019 đạt 7,29 tỷ USD giảm 2,1% so với cùng kỳ.

Đối với một số mặt hàng NK chủ chốt, trong 12 tháng đầu năm 2019, kim ngạch NK có một số mặt hàng kim ngạch lớn giảm mạnh như: Xăng dầu giảm 30,2%; Hóa chất giảm 11,1%; Máy móc thiết bị và phụ tùng giảm 5,8% thì cũng có nhiều mặt hàng có kim ngạch tăng gồm: Hàng điện gia dụng và linh kiện tăng 34,3%; Kim loại thường tăng 21%; Dầu mỡ động thực vật tăng 16,1%; Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện tăng 14,8%.

 Mặt hàng xăng dầu nhập khẩu chiếm kim ngạch nhập khẩu hàng đầu (năm ngoái đạt trên 2 tỷ USD) nay giảm mạnh hơn 30% do nhu cầu tự cung trong nước tăng nên đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch nhập khẩu.

 Hiện có 12 mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch trên 100 triệu USD gồm:

1.Máy vi tính, sản phẩm điện tử và lk (thay thế xăng dầu ở vị trí số 1) đạt 1.581,80 triệu USD; 2. Xăng dầu các loại đạt 1.432,51 triệu USD; 3. Máy móc thiết bị và phụ tùng: 767,61 triệu USD; 4. Kim loại thường khác: 422,10 triệu USD; 5. Dầu mỡ động thực vật: 375, 46 triệu USD; 6. Chất dẻo nguyên liệu: 320,46 triệu USD; 7. Hàng điện gia dụng và linh kiện: 292,98 triệu USD; 8. Hóa chất: 253,43 triệu USD; 9. Sản phẩm hóa chất: 218,57 triệu USD; 10. Sắt thép các loại: 194,50 triệu USD; 11. Vải các loại: 116,55 triệu USD; 12. Sản phẩm từ chất dẻo: 113,63 triệu USD. Trong số này có 2 (hai) mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD là: 1.Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 2. Xăng dầu các loại. 

- Hàng hóa xuất khẩu

Trong tháng 12/2019 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 273,47 triệu USD giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước trước đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 12 tháng năm 2019 đạt 3.79 tỷ USD giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước (4.08 tỷ USD).

Tổng hợp 12 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm mạnh như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 34,8%; Điện thoại các loại giảm 36,6%;Thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh giảm 27,2%; Gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 31%; Tuy nhiên cũng có mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá như: Máy móc thiết bị và phụ tùng có mức tăng 24,2%; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 12,6%; Dệt may tăng 11,3%; Sắt thép các loại tăng 9,7%;

 Đặc biệt mặt hàng dầu thô đã thay thế nhóm sản phẩm gỗ và sản phẩm từ gỗ trong nhóm có kim ngạch trên 100 triệu USD có mức tăng 363% đạt kim ngạch 196,09 triệu USD.

 Như vậy hiện Việt Nam có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD gồm: 1.Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 2. Sắt thép các loại (thay thế điện thoại và linh kiện);3. Điện thoại các loại và linh kiện; 4. Máy móc thiết bị và phụ tùng; 5. Gạo; 6. Phương tiện vận tải và phụ tùng; 7. Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh;  8. Dầu thô (đã thay thế gỗ và sản phẩm từ gỗ); 9. Hàng dệt may; 10. Hàng thủy sản.

 Nhiều sản phẩm có kim ngạch lớn như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nhóm sản phẩm điện thoại và linh kiện, thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh (dùng trong công nghiệp chế tạo pin mặt trời)…phần lớn do khối FDI đảm nhận bị suy giảm mạnh (trên 30%) do chịu ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dẫn tới nhu cầu nhập khẩu của Malaysia sụt giảm mạnh và đã ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay.

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia

Nội dung liên quan