Page 48 - Tổng quan thị trường Áo
P. 48

Về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Áo, sản
             phẩm điện thoại di động và phụ tùng (chiếm khoảng 75 -
             85% tổng giá trị xuất khẩu theo số liệu của Việt Nam và
             30% theo số liệu của Áo), tiếp đến là dệt may và da giày
             (1% theo số liệu của Việt Nam và 38% theo số liệu của
             Áo, mỗi sản phẩm khoảng 18 - 19%) rồi đến các sản phẩm
             máy móc, sắt thép khác. Việt Nam nhập khẩu từ Áo chủ
             yếu là máy móc, thiết bị chiếm khoảng 30% tổng giá trị
             nhập khẩu, tiếp đến các sản phẩm dược phẩm, nguyên liệu
             dược (chiếm khoảng 20%).


                Do đặc thù của thị trường và quy mô dân số nhỏ với
             khoảng 9 triệu dân, Áo chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam
             thông qua các công ty đa quốc gia, khu vực FDI và các công
             ty trung gian. Do đó, dư địa tăng trưởng mạnh xuất khẩu
             của Việt Nam sang Áo thường phụ thuộc vào sức mua thực
             tế của người dân Áo và khó có đột phá.

                2.  Cơ  hội  và  thách  thức  đối  với  doanh  nghiệp
             Việt Nam

                Thị trường Áo bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia,
             đặc biệt là các công ty của Đức. Áo cũng chủ yếu nhập
             khẩu từ Việt Nam thông qua các công ty đa quốc gia, khu
             vực FDI và các công ty trung gian, nhất là đối với các mặt
             hàng thực phẩm, hàng gia dụng, hàng gia công.


                Áo là nước không có biển, thị trường sâu nội địa, chi phí
             vận chuyển cao do đó chủ yếu xuất nhập khẩu thông qua
             trung gian. Vì vậy, cùng với quy mô thị trường nhỏ, hiện nay


                                          46
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53