| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Thông tin tham khảo về "Hội nghị thượng đỉnh G-20 về Thị trường tài chính và Kinh tế thế giới"

G-20 đã kết thúc với nhiều tranh luận và bất đồng chứng kiến. Tuy nhiên, cơ bản vẫn là phát triển kinh tế bền vững, chống thâm hụt ngân sách, vì một nền kinh tế toàn cầu hưng thịnh

1. Tổng quan

Thành lập năm 1999, G-20 hiện chiếm 85% kinh tế Thế giới.

G20 bao gồm G7 và cùng Liên minh Châu Âu và các nước Áchentina; Úc, Barazil, Trung Quốc, Ấn độ, Indonezia, Mexico, Nga, Ả rập Saudi, Nam Phi, Hàn quốc và Thổ Nhĩ kỳ.

Hội nghị Toronto 26-28/6/2010 là Hội nghị các Nguyên thủ Quốc gia G20 mà tên chính thức của nó là Hội nghị thượng đỉnh G-20 về Thị trường tài chính và Kinh tế thế giới.

Với tên gọi chính thức của nó cũng như nội dung thông qua trong Tuyên bố chung sáng ngày 28/6, Hội nghị Thượng đỉnh G-20 Toronto – Canada vừa qua thực sự là một sự kiện quan trọng trong đời sống tài chính và kinh tế thế giới.

Lần đầu tiên Việt nam được mời tham dự Diễn đàn là một vinh dự rất lớn. Mặc dù với cương vị “tham dự viên” và vì Việt nam là chủ tịch ASEAN 2010, sự hiện diện của đoàn ta do Thủ tướng Nguyễn Tấn dũng làm Trưởng đoàn là niềm tự hào to lớn.

Hội nghị lần này được người dân Mỹ quan tâm đặc biệt, các doanh nghiệp Trung quốc hồi hộp theo dõi, dân Hy Lạp ngóng chờ và tât cả các nước trong khu vực Euro đều trông mong vào thành công thực sự của nó, còn một số nước khác cũng dõi theo từng bước đi của Hội nghị để dự đoán đường hướng của một nền kinh tế thế giới thời kỳ hội nhập, cần phải dựa vào nhau và chung tay gánh vác phần việc chung và phần việc của riêng mình!  

Người dân Mỹ chăm chú từng câu chữ của Tổng thống họ để biết nước Mỹ sẽ có cơ hội vượt qua khủng hoảng như thế nào? Những kẻ bị đuổi ra khỏi nhà do không trả được tín dụng Ngân hàng Mỹ có còn hy vọng mua lại được chổ ở ngày xưa?; các doanh nghiệp Trung Quốc dõi theo từng cử chỉ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để biết tỷ giá đồng nhân dân tệ/USD sẽ như thế nào và liệu có ảnh hưởng tới xuất khẩu của họ sang thị trường to lớn Hoa kỳ; dân Hy Lạp hồi hộp chờ đợi tín dụng của IMF, nguồn Quỹ tiền tệ có sự đóng góp to lớn của Hoa Kỳ và G7; còn các nước khu vực đồng Euro lo lắng trước nguy cơ rạn nứt, chết yểu của Euro - đồng tiền chung mà họ từng hy vọng là địch thủ đáng gờm của USD, là đồng tiền số 1 sẽ được các nước chọn làm đồng tiền dự trữ trong kho báu ngoại tệ của mình, vân vân và vân vân . . .

G20

(Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2009)

Dẹp bỏ sang bên các cuộc biểu tình của dân chúng mang tính bạo lực trước địa điểm Diễn đàn, Hội nghị G20 đã thỏa thuận được nhiều vấn đề và thông qua để mỗi nước theo đuổi những chiến lược riêng lẻ, phù hợp với tình hình từng nước để bảo đảm sự phục sinh nền kinh tế của mình và coi đó là đóng góp vào sự hưng thịnh chung cho nền kinh tế thế giới.

Hội nghị thống nhất ý kiến  cho rằng kinh tế thế giới đã:

- Có tiến nhưng chậm,

- Có tăng trưởng nhưng bé nhỏ;

- Có phục hồi nhưng còn yếu,

- Chưa có cơ sở thể hiện tăng trưởng vững chắc, lâu bền, trừ một số nước như Trung Quốc, Ấn độ, Brazil , Mexico v.v…

Các thành viên đã vượt qua được nhiều bất đồng quan điểm xung quanh việc có nên tiếp tục kích thích kinh tế theo kiểu Mỹ hay thắt lưng buộc bụng theo kiểu EU. G-20 khẳng định cần cả hai phương pháp, hai lối thoát, phụ thuộc vào hoàn cảnh từng nước và coi trọng công cuộc quản lý tài chính, điều hành tài chính ở mỗi quốc gia. Toàn bộ các thành viên đã ủng hộ các mốc thời gian do nước chủ nhà Canada đưa ra là cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống gần một nửa vào năm 2013 hoặc ít nhất là ổn định lại tỷ lệ nợ công/GDP vào năm 2016. Đồng thời thông qua lộ trình linh hoạt đối với việc áp dụng các luật lệ nghiêm khắc trong lĩnh vực Ngân hàng .

Phía Mỹ cho hay nổ lực của chủ tịch FED Ben S.Bernanke là ngăn ngừa giảm phát và tăng thất nghiệp có thể được hỗ trợ bởi Trung quốc đã thực hiện cơ chế linh hoạt trong điều hành tỷ giá Nhân dân tệ và USD và vui mừng cho rằng khi NDT tăng giá sẽ đẩy các mặt hàng Trung quốc xuất khẩu vào Mỹ sẽ đắt hơn góp phần hạn chế đà thuyên giảm của chỉ số giá trong thời gian gần đây. Hơn nữa, động thái của Trung Quốc có thể giúp ích cho lĩnh vực xuất khẩu máy bay, thép và lúa mỳ từ Mỹ sang Trung Quốc.

 Hội nghị G20

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

Theo nhiều nhà quan sát thì đồng Nhân dân tệ duy trì đà tăng giá so với đồng đô la Mỹ  ngay cả khi các đồng tiền châu Á khác giảm giá là vì NHTW Trung quốc muốn đồng NDT mạnh lên để kiềm chế lạm phát trong nước chứ chưa phải có động cơ tích cực trong giao lưu buôn bán với Mỹ.

Dù sao, chế độ neo tỷ giá của Trung quốc ở mức 6,83 NDT/USD kéo dài từ năm 2008 để hỗ trợ xuất khẩu đã chấm dứt. Và việc đồng Nhân dân tệ tăng giá trong vài tuần nay lên 0,23% ( từ 6,83 xuống còn 6,8102NDT /USD đã được phía Mỹ hoan nghênh. Tuy nhiên ông Michael Hasentab, chuyên gia quản lý quỹ tại Templeton Emerging Markets Bond Fund ở California nhận xét” Trung quốc sẽ hưởng lợi lớn nhất từ việc linh hoạt tỷ giá và nâng giá đồng nhân dân tệ, đồng nhân dân tệ sẽ được quốc tế hóa hơn, Trung quốc tránh được nạn quá phụ thuộc vào xuất khẩu và vì vậy lạm phát được kiềm chế”. Tuy nhiên khi đồng nhân dân tệ tăng giá thì các Công ty Trung quốc lại không thu được lợi trong giao dịch với EU. Trung quốc thực hiện 16,3% hoạt động thương mại với Châu Âu và 12,9% với Mỹ vì thế việc bình ổn đồng nhân dân tệ là cần thiết nếu Trung quốc luôn muốn cân bằng lợi nhuận với hai thị trường khổng lồ này.

Rõ ràng là khi đưa ra một phương án trong điều hành tỷ giá đồng NDT/USD, Trung quốc đã phải cân nhắc theo hoàn cảnh riêng của mình và có thể giải thích với phía Mỹ hoặc với EU thực chất của sự linh hoạt đó. Hội nghị đã rất chăm chú theo dõi cách trình bày của phía Trung quốc để cùng có sự thông cảm sâu sắc cho nhau và cùng có ý kiến xây dựng hơn hướng tới một nền kinh tế toàn cầu vững mạnh.

Tổng thống Mỹ Barack Obama rất lắng nghe ý kiến của Thủ tướng Angela Merkel vì bà cho rằng thâm hụt ngân sách là vấn đề chông gai và cho rằng mỗi nước cần tự điều chỉnh để giảm thâm hụt ngân sách hằng năm và không nên gò bó theo một chương trình quá cứng nhắc mang tính toàn cầu. Các nguyên thủ quốc gia Châu âu thì thuyết phục Barack Obama rằng thuyên giảm thâm hụt Ngân sách là sống còn để đi ra khỏi khủng hoảng nhưng các nguyên thủ khác lại không đồng ý về việc tăng lãi suất Ngân hàng một cách quá đáng  Thủ tướng Ấn độ thì cho rằng vấn đề này là hết sức linh hoạt và mềm dẻo. Vì rất có thể tăng nguồn tài chính ở một vài quốc gia có nền kinh tế lớn lại là rủi ro cho việc phục hồi tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước khác. Thực tế, hiện nay các khu vực tăng trưởng dương lại không diễn ra ở các nước công nghiệp phát triển mà lại ở một số nước mới nổi lên như Trung quốc chẳng hạn, họ cũng thực sự lo lắng trước nợ công của các nước công nghiệp phát triển. Nợ công trung bình của các nước phát triển sẽ lên mức 107,7% GDP trong năm nay, nghĩa là gâp 3 lần ở các nước  mới nổi và là thành viên G-20 vì nợ công của họ chỉ vào khoàng 37% GDP.

Dù còn nhiều bất đồng quan điểm về tỷ lệ thâm hụt ngân sách, thuế suất ngân hàng, cơ chế quản lý tài chính, G20 đã nêu bật được tầm quan trọng của hoạt động tài chính , buộc các nước phải nghiêm túc nhìn nhận trọng trách của mình trong công cuộc quản lý và điều hành nền tài chính quốc gia, cùng thống nhất:

- Chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch;

-Cải cách lĩnh vực tài chính một cách linh hoạt và phù hợp;

- Cùng thúc đẩy thương mại và đàu tư;

-Cùng có biện pháp chống rủi ro cho hệ thống tài chính;

- Cùng tăng cường vai trò của các Tổ chức tài chính quốc tế

- Cùng ưu tiên “ bảo vệ và củng cố quá trình hồi phục kinh tế “.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng bà lấy làm tiếc là G-20 chưa có được những điểm chung về việc đề ra mức thuế cho các Ngân hàng, không có được mức thuế chung về giao dịch tài chính” nhưng vui mừng vì Hội nghị đã có nhiều tiếng nói chung, nhiều điểm chung mang tính xây dựng cho một nền kinh tế toàn cầu phục hưng và thịnh vượng.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị, kêu gọi G-20 tiếp tục xóa bỏ rào cản thương mại. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt nam là nước phải chịu nhiều biện pháp bảo hộ trá hình của một số nước phát triển; Việt nam kêu gọi G-20 tiếp tục có các biện pháp cụ thể xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thủ tướng cũng nêu bật việc Việt nam và ASEAN quan ngại trước tiến triển chậm chạp của vòng đàm phán Doha và kêu gọi G-20 đi đầu trong các nổ lực thúc đẩy hoàn tất Vòng đàm phán Doha trong thời gian tới.

Vừa qua Việt nam cũng đã tham gia đàm phán Đối tác thương mại xuyên Thái bình dương TPP, trong đó có hai nước thành viên G-20 là Australia và Mỹ. Thủ tướng nêu rõ là các nền kinh tế châu Á trong năm 2009, trong đó có Trung quốc, Ấn độ, ASEAN đã đóng góp tới 75% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cũng như  ASEAN hoan nghênh và đánh giá cao những sáng kiến và nổ lực cải cách các thể chế tài chính quốc tế trong thời gian qua nhằm nâng cao tính minh bạch , hiệu quả của các tổ chức này, đồng thời phản ánh được tiếng nói của các các nền kinh té mới nổi. Thủ tướng đề nghị IMF, WB và các thể chế taì  chinh khu vực tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của họ. v. v. . .

Dù còn nhiều bất đồng quan điểm, các nguyên thủ G-20 đã gặp nhau ở Toronto- Canada và đều cùng có sự thống nhât chung là: tăng trưởng kinh tế- cam kết chống thâm hụt ngân sách là những ưu tiên của G-20:” Cái ưu tiên lớn nhất là bảo vệ và tăng cường phát triển kinh tế, tạo cơ sở cho tăng trưởng lớn, bền vững, lâu dài, cân bằng và tăng cường hệ thống tài chính của chúng ta để hạn chế rủi ro” là tiếng nói chung của các nước giàu phát triển và các nước mới nổi trội hiện nay.

G-20, với 85% kinh tế thế giới đã lại hẹn gặp nhau ở Seoul vào tháng 11 tới. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho hình ảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi. Cục diện kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển theo hướng đa cực, không có tiếng nói độc quyền, độc đoán mà đang dần biết nghe nhau và vì quyền lợi chung để gặp, hội đàm với nhau trong tư thế bàn tròn. G-20 chưa thể nói là Tổ chức đầu tàu vì còn rất nhiều “con cá lớn” ganh ép “con cá bé”, chủ nghĩa bảo hộ đang được ngụy trang tinh vi hơn và các nước nghèo, đang phát triển vẫn là những nước chịu thiệt thòi nhiều nhất trong cái sân chơi chung chưa thật bình đẳng và dân chủ này.

                  (Nguồn từ báo chứng khoán Rumani, Rumani Tự do, Báo Tài chính, bản tin Bộ Công thương và các nguồn thông tin khác)

                                                                                                        THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI ROMANIA TỔNG HỢP       

Thương vụ Việt Nam tại Romania

Nội dung liên quan