| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Dệt may, hạt tiêu, thuỷ sản xuất khẩu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất

Nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA tốt nhất là thủy sản với 96,32%; các mặt hàng nông sản như rau quả, cà phê và hạt tiêu đều có tỷ lệ sử dụng C⁄O ưu đãi rất cao, lần lượt đạt 91,18%, 94,54% và 100%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 73,76%; giày dép và hàng dệt may có tỷ lệ gần 100%.

Xuất khẩu hạt tiêu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi lên tới 100%.

Xuất khẩu hạt tiêu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi lên tới 100%.

Trong 3 ngày (25-27/3) tại Quảng Ninh, Bộ Công Thương hợp tác với Ban Thư ký ASEAN tổ chức “Hội nghị Chuyển đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc”.

ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005 (AKFTA) và Hiệp định về Thương mại Hàng hóa có hiệu lực từ tháng 6/2007.

Để đảm bảo đúng hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan, AKFTA quy định cách xác định xuất xứ. Nhằm thực thi Hiệp định AKFTA, Tiểu ban Hợp tác Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc triển khai Hội nghị về xuất xứ hàng hóa để chuyển đổi Danh mục quy tắc mặt hàng (PSR) theo Hệ thống Hài hòa HS của Tổ chức hải quan thế giới (WCO). Từ đó, tạo thuận lợi cho nhà nhập khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu AK để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AKFTA.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương ,phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương ,phát biểu tại hội nghị.

Năm 2023, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi đạt 12,2 tỷ USD, chiếm 52,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Các doanh nghiệp đã có nhận thức nhất định về việc sử dụng C/O ưu đãi như một công cụ hữu hiệu trong kế hoạch kinh doanh khi xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường Việt Nam có cam kết để hưởng ưu đãi thuế quan.

Cụ thể, nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA tốt nhất gồm thủy sản (96,32%), tiếp đến là rau quả 91,18%, cà phê 94,54% và hạt tiêu 100%. Gỗ và sản phẩm gỗ (73,76%); giày dép và hàng dệt may có tỷ lệ gần 100%.

Ngoài AKFTA, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Hàn Quốc đang chịu tác động từ 2 FTA khác, gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VFFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Bộ Công thương lý giải, việc sử dụng ưu đãi từ các FTA như: AKFTA, VKFTA và RCEP có được là do doanh nghiệp đã nắm vững quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc, trong đó quy tắc xuất xứ của AKFTA và VKFTA tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất xuất khẩu có thể đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK.

Cùng đó, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may, giày dép... đã tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ của Hiệp định RCEP để sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc.

Vietnamexport (tổng hợp)

Nội dung liên quan