| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu thương mại hàng dệt may Đài Loan 6 tháng đầu năm 2022

Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) xin trân trọng giới thiệu Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu thương mại hàng dệt may Đài Loan 6 tháng đầu năm 2022 (bản Hoa văn) do Hiệp hội Dệt may Đài Loan (Taiwan Textile Federation) phát hành tháng 8 năm 2022.

(Gian hàng Đài Loan tại Triển lãm Công nghiệp Dệt may Việt Nam Saigon Tex tháng 7/2022)

Báo cáo ngoài phần tổng quan thị trường còn cung cấp các nội dung gồm: (1) Tình hình xuất khẩu; (2) Các thị trường xuất khẩu chính; (3) Tình hình nhập khẩu; (4) Các đối tác cung ứng chính; (5) Tình hình các đơn hàng xuất khẩu; (6) Đánh giá xuất/ nhập siêu vv...

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Đài Loan đạt 4,738 tỷ đô la Mỹ, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021 trong khi tổng giá trị nhập khẩu đạt 1,879 tỷ đô la Mỹ, cũng tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021; xuất siêu đạt 2,431 tỷ đô la Mỹ, tăng 303 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm trước, tăng 14%.

(Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Đài Loan 6 tháng đầu năm 2022)

Theo Báo cáo, nếu xét theo giá trị xuất khẩu, các mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Đài Loan trong 6 tháng đầu năm là vải (chiếm 72%), tiếp theo là sợi yarn (chiếm 13%), quần áo thành phẩm và phụ kiện (chiếm 5%) và hàng dệt khác (chiếm 5%) và sợi fiber( chiếm 5%). Trong TOP 5 mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ lực của Đài Loan thì xuất khẩu vải rời và quần áo phụ kiện tăng trưởng khả quan, lần lượt chiếm 12% và 8%, trong khi các mặt hàng còn lại đều giảm, với sợi fiber giảm 11%, sợi yarn giảm 1% và hàng dệt khác giảm 7%. Nếu xét theo giá trị nhập khẩu, các mặt hàng dệt may Đài Loan nhập khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm là hàng may mặc (48%), tăng 1%, tiếp đến là vải (17%) tăng 7%, sợi (15%) tăng 7%, dệt các loại (11%) tăng 3% và xơ (9%) giảm 2%.

Cũng theo Báo cáo, nếu xét theo đối tác xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Đài Loan là Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc đại lục, Hoa Kỳ, Indonesia và Campuchia, với tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu. Về mặt hàng xuất khẩu, TOP 5 khu vực thị trường xuất khẩu lớn của Đài Loan trong 6 tháng đầu năm đều sử dụng vải làm số lượng lớn, với giá trị xuất khẩu sang Việt Nam lớn nhất trong khi tỷ trọng cao nhất sang Campuchia. Nếu xét theo đối tác cung ứng, Trung Quốc đại lục là nguồn cung ứng hàng dệt may nhập khẩu lớn nhất của Đài Loan, tiếp theo là Việt Nam, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản, với tổng kim ngạch nhập khẩu từ các đối tác này chiếm 77% tổng giá trị nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm. Nếu xét về mặt hàng nhập khẩu, Đài Loan nhập khẩu vải từ Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt chiếm 50% và 30% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt từ các đối tác này.

Về triển vọng, Báo cáo cho biết, khi các biện pháp chống dịch của các quốc gia dần tiến tới mở cửa hoàn toàn, có lợi cho trao đổi kinh tế và thương mại toàn cầu, ngành dệt may Đài Loan cũng đã dần dần mở rộng thị trường châu Âu và châu Mỹ, cùng với nhu cầu tiếp tục tăng mạnh đối với đồ dùng ngoài trời và quần áo thể thao. Trong nửa đầu năm, xuất khẩu đã tăng 7,4% so với cùng kỳ. Vấn đề tồn kho hàng hiệu đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhưng với việc dỡ bỏ các lệnh phong tỏa của Trung Quốc đại lục cũng như nửa cuối năm sắp bước vào mùa cao điểm truyền thống vv... các nhà sản xuất Đài Loan đã nhận được đơn đặt hàng vào cuối năm. Do đó xuất khẩu hàng dệt may của Đài Loan vẫn có thể tăng trưởng trong năm nay. Tuy vậy các yếu tố như xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa dừng lại và áp lực lạm phát gia tăng, sự bùng phát liên tiếp của đại dịch mới, hiện tượng đình công ở châu Âu và Hoa Kỳ và vận chuyển chuỗi cung ứng và các biến số khác vẫn còn chứa đựng nhiều ẩn số cần được theo dõi chặt chẽ.

Chi tiết của Báo cáo quý độc giả quan tâm tìm đọc như phụ lục kèm theo./.

 

2022 06 BC det may DL.pdf

Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc)

Nội dung liên quan