| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Tài liệu tóm tắt vương quốc Oman

 I.      Khái quát

Tên nước: Vương quốc Ô-man, thủ đô: Muscat.

Diện tích: 309.500 km2.

Dân số: 3,3 triệu người (ước tính tháng 7/2015).

Dân tộc: Ả-rập. Ngoài ra còn một số dân tộc khác sinh sống trên lãnh thổ Ô-man gồm: Baluchi, Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh), Châu Phi.

Ngôn ngữ : Tiếng Ả-rập, ngoài ra sử dụng tiếng Anh.

Tôn giáo: Đạo Hồi là Quốc đạo (chiếm 85,9% dân số), Cơ Đốc giáo (6,5%), Ấn Độ giáo (Hindu) (5,5%), đạo Phật (0,8%) và một số tôn giáo khác.

Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế.

-  Vua kiêm Thủ tướng: QABOOS bin Said Al-Said (Vua từ 23/7/1970 và Thủ tướng từ 23/7/1972).

Tài nguyên thiên nhiên: dầu lửa, khí đốt, crôm, đá.

Tiền tệ: đồng Rial Oman (OMR), 1 USD= 0,38 OMR (2015).

Ô-man là thành viên của các Tổ chức: UN, GCC, WTO, OIC,...

Ngày Quốc khánh: 18/11/1940.

 II.      Số liệu kinh tế năm 2015

GDP: 60,18 tỷ USD

Tăng trưởng GDP: 4,4%

Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 1,4%, công nghiệp 52%, dịch vụ 46,6%

Kim ngạch xuất khẩu: 39,14 tỷ USD

Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu mỏ, hàng tái xuất, cá, kim loại, dệt may.

Các thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc, UAE, Hàn Quốc.

Kim ngạch nhập khẩu: 25,1 tỷ USD

Các mặt hàng nhập khẩu chính:  thiết bị máy móc và vận tải, hàng chế tạo, lương thực thực phẩm, gia súc, v.v

Các thị trường nhập khẩu chính: UAE, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Ả-rập Xê-út.

 III.      Quan hệ Viêt Nam – Ô-man

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 09/6/2002. Ô-man chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội-ViệtNam từ tháng 9 năm 2010. Hiện nay, Việt Nam chưa có Đại sứ quán tại Ô-man. Đại sứ quán Việt Nam tại Cô-oét kiêm nhiệm Ô-man.

Trao đổi đoàn: Việt Nam đã cử các đoàn sau thăm chính thức Ô-man: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên - Đặc phái viên Chủ tịch HĐNN (28/4/1992), Thứ trưởng Bộ Thương mại (7/2000), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Ngạnh (5/2001), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng (12/2007); Bộ trưởng Bộ Công Thương dẫn đầu đoàn sang họp UBHH tại Mút-xcát (01/2014). Ngược lại, Ô-man đã cử các đoàn sau thăm chính thức Việt Nam: Thứ trưởng Ngoại giao Ô-man (5/2004), Bộ trưởng Bộ Công Thương Ô-man (5/2007 và 4/2008). Bộ trưởng Bộ Công Thương Ô-man dẫn đầu đoàn sang họp UBHH tại Hà Nội (01/2011).

Hiệp định hợp tác đã ký: Hiệp định Hợp tác Hàng không (28/6/2003), Hiệp định Thương mại (13/05/2004), Hiệp định chống đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (18/4/2008), Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (10/1/2011).

Các thỏa thuận khác đã ký: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã ký kết với Công ty Dầu quốc gia Ô-man (OOC) Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí (12/2007), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại Ô-man (2007), Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và 03 đối tác Ô-man (Quỹ Dự trữ Quốc gia Oman, Quỹ Đầu tư Ô-man, Tập đoàn Dầu khí Ô-man) đã ký Thỏa thuận Cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam – Ô-man (Viet Nam - Oman Investment Joint Stock Company-VOI) (18/4/2008).

Từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 5 năm 2013, đoàn liên Bộ, ngành do đại diện Bộ Công Thương dẫn đầu đã có các buổi làm việc với Bộ Công thương, Tổng cục Xúc tiến đầu tư và Phát triển xuất khẩu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Ô-man. Nhân dịp này, hai bên đã trao đổi về tình hình cũng như biện pháp tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Tháng 01/2014, Kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước đã diễn ra tại Ô-man. Tại Kỳ họp, hai Bên đã nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực: thương mại, nông nghiệp, lao động, dầu khí, đầu tư, v.v. Theo đó, phía Ô-man thông báo nhu cầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Trong khuôn khổ Kỳ họp, phía Ô-man ghi nhận việc phía Việt Nam đề nghị Ô-man công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và đến tháng 02/2014, Chính phủ Vương quốc Ô-man đã có xác nhận chính thức công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam.

Quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa ta và Ô-man vẫn còn khiêm tốn. Các doanh nghiệp hai bên chưa có nhiều các cơ hội tiếp xúc với nhau. Năm 2015, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 65,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Ô-man đạt 33,4 triệu USD, (giảm 18% so với năm 2014), nhập khẩu của Việt Nam từ Ô-man đạt 32,1 triệu USD ( tăng 8% so với năm 2014).

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ôman giai đoạn từ 2006 đến 2015

ĐVT: triệu USD

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch XNK

2006

5,8

3,7

9,5

2007

8,5

5,9

14,4

2008

7,4

16,8

24,2

2009

7,5

17,8

25,3

2010

7,7

38,4

46,1

2011

18,1

74,2

92,3

2012

13,4

42,4

55,8

2013

13,3

35,4

48,7

2014

39,4

29,5

68,9

2015

33,4

32,1

65,5

Nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam

Năm 2015, mặt hàng điện thoại di động và linh kiện đã bắt đầu được xuất khẩu sang Ô-man và là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Ô-man. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ô-man gồm: điện thoại di động và linh kiện, hàng hải sản, sản phẩm sắt thép, cà phê, v.v. Việt Nam nhập khẩu từ Ô-man chủ yếu là kim loại thường khác, chất dẻo nguyên liệu, quặng và khoáng sản khác, hóa chất, v.v.

Số liệu xuất nhập khẩu theo một số mặt hàng chính

giữa Việt Nam và Ô-man năm 2015

(ĐVT: triệu USD)

STT

Mặt hàng XK

Trị giá

Mặt hàng NK

Trị giá

1

Điện thoại di động và linh kiện

9,8

Chất dẻo nguyên liệu

13,7

2

Hàng hải sản

6,3

Quặng và khoáng sản khác

12,8

3

Sản phẩm sắt thép

4,6

Hóa chất

2,9

4

Cà phê

2,5

Sản phẩm chất dẻo

0,1

5

Hàng hóa khác

1,3

 

 

 

Tổng

33,4

 

32,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Với 82% diện tích đất nước là sa mạc, ngoài nguồn thu về dầu mỏ, Ô-man chưa sản xuất được nhiều sản phẩm  nông nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng. Tính cả nông-lâm-ngư nghiệp và săn bắn, cũng chỉ đóng góp được 3,2% vào GDP. Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người của Ô-man ở mức cao nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng sẽ tăng. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, hải sản, sản phẩm sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, v.v. là những mặt hàng mà phía Ô-man đang có nhu cầu trên cơ sở ổn định và lâu dài. Ngược lại, Ôman có thể cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm hóa chất, khí tự nhiên ở dạng nén hoặc hóa lỏng.

Bên cạnh đó, Ô-man cũng là một thị trường đầy hứa hẹn trong các lĩnh vực hợp tác như: đầu tư tài chính, lao động, xây dựng, ngân hàng, lao động,...

 

Cập nhật tháng 02/2016

Phạm Xuân Trang

Vụ Thị trường Châu Phi Tây Nam Á

Nội dung liên quan