| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Yêu cầu về bao gói, nhãn mác đối với mặt hàng gạo nhập khẩu vào Bắc Âu

Gạo xuất khẩu sang Bắc Âu phải tuân thủ việc ghi nhãn mác nhãn theo tiêu chuẩn châu Âu.

Các thông tin sau đây phải có trên nhãn của gạo đóng gói sẵn. Về gạo xuất khẩu với số lượng lớn, một phần của thông tin này có thể được cung cấp trong các tài liệu thương mại:

  • Tên sản phẩm chính thức;
  • Tình trạng thể chất hoặc xử lý;
  • Danh sách các thành phần và chất gây dị ứng;
  • Loại, cỡ (mã), số lô, khối lượng tịnh theo đơn vị mét khối;
  • Tuyên bố rằng sản phẩm được dành cho người tiêu dùng;
  • Thời hạn sử dụng;
  • Hướng dẫn hoặc các điều kiện đặc biệt để bảo quản hoặc sử dụng;
  • Nơi xuất xứ;
  • Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu được thành lập tại EU;
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
  • Đánh dấu lô trên thực phẩm đóng gói sẵn (để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của từng lô riêng lẻ).

Ngoài ra, nhãn phải bao gồm bất kỳ biểu tượng chứng nhận nào (nếu có) và/hoặc biểu tượng của nhà bán lẻ (trong trường hợp sản phẩm tiếp thị dưới nhãn hiệu riêng).

Nhãn đa ngôn ngữ thường được sử dụng trên bao bì của người tiêu dùng, nhưng ngôn ngữ của các nước nhập khẩu bắt buộc phải có.

Có thể sử dụng bao tải nhựa dệt bằng PP hoặc HDPE, tiết kiệm chi phí và có lớp PE phù hợp giúp bảo vệ tốt ở độ ẩm cao. Việc sử dụng bao tải giấy nhiều lớp phổ biến hơn đối với gạo hữu cơ, đôi khi có lớp lót PE bên trong làm màng chắn ẩm. Bao đay là hình thức đóng gói gạo truyền thống nhất, nhưng càng ngày càng ít được sử dụng.

Đối với gạo đặc sản như gạo thơm hoặc gạo lứt, bao bì LDPE có thể giúp lưu giữ hương thơm và mùi vị. Bao bì này thường được sử dụng để bán lẻ.

Bao bì gạo phải phù hợp để bảo vệ sản phẩm và tuân thủ Quy định (EC) số 1935/2004 về các vật liệu và vật phẩm dự kiến ​​tiếp xúc với thực phẩm.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển

Nội dung liên quan