| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Thị trường bán lẻ Thái Lan dự báo giảm 12% năm 2021

Hiệp hội các nhà bán lẻ Thái Lan (TRA) dự báo năm nay thị trường bán lẻ nước này sẽ sụt giảm khoảng 12% so với năm 2020 nếu Chính phủ không đẩy mạnh giải ngân các gói hỗ trợ tài chính cũng như tăng cường các gói kích thích tiêu dùng nội địa.

Theo Lãnh đạo TRA, do dịch Covid đợt 3 bùng phát mà ngành bán lẻ có thể mất tới 270 tỷ bạt doanh thu dịp hè từ tháng 5 đến tháng 8. Các doanh nghiệp bán lẻ vẫn đang nỗ lực tiếp cận các gói vay từ tổ chức tài chính, tuy nhiên chỉ 10% trong số đó, tương đương 30.000 doanh nghiệp được đáp ứng được các điều khoản cho vay.

Căn cứ tình hình hiện tại, TRA đánh giá có thể đến giữa năm 2023 ngành bán lẻ Thái Lan mới hồi phục được về mức trước khi dịch Covid 19 diễn ra. TRA kêu gọi các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ, trong đó có gói hỗ trợ đồng chi trả 50% cho phí thuê mặt bằng và lương người lao động cũng như giảm 50% chi phí điện nước trong ít nhất 6 tháng.

Covid 19 ảnh hưởng nặng nề đến hơn 500 nhà máy tại Thái Lan

Theo Trung tâm xử lý tình hình Covid 19 Thái Lan, từ đầu tháng 4 đến nay, đợt dịch Covid 19 thứ 3 đã tác động mạnh đến hoạt động của 518 nhà máy có tổng số 36.861 người lao động tại 49 tỉnh thành cả nước. Trong đó, có 15 tỉnh có trên 1000 công nhân nhiễm Covid 19, 5 tỉnh có từ 500 đến 999 người nhiễm và 9 tỉnh có ít hơn 500 ca. 3 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Phetchaburi với số công nhân bị nhiễm Covid là gần 4.500 người; tiếp theo là tỉnh Phetchabun với xấp xỉ 3.500 người và tỉnh Pruchuap Khiri Khan với trên 2.500 người.

Lĩnh vực bị ảnh hưởng nhất là thực phẩm với 99 nhà máy, tiếp theo là điện tử với 74 nhà máy, dệt may với 42 nhà máy và nhựa với 36 nhà máy.

Hiện Thái Lan có trên 64 nghìn nhà máy, trong số đó 18.000 nhà máy đã được kiểm nghiệm các biện pháp kiểm soát Covid 19 và 68% trong số này đáp ứng đủ điều kiện.

Thái Lan tiếp tục triển khai cơ chế đảm bảo giá lúa niên vụ 2021-22

Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc tiếp tục các cơ chế đảm bảo giá lúa trong niên vụ 2021-22 năm thứ 3 liên tiếp, trong đó có cam kết dành 88 tỷ Bạt cho năm nay.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết Hội đồng Chính sách ngành lúa gạo đã đồng thuận tiếp tục cơ chế bảo đảm giá lúa trong niên vụ 2021/22 với các tiêu chí và các biện pháp duy trì ổn định giá gạo như niên vụ trước. Trong tổng ngân sách phân bổ, 80 tỷ Bạt được phân bổ cho cơ chế đảm bảo giá lúa, 8 tỷ Bạt còn lại sẽ dành cho cơ chế ổn định giá. Quyết định này sẽ được đệ trình lên Hội đồng chính sách ngành gạo quốc gia do Thủ tướng là Chủ tịch, sau đó được gửi tới quốc hội phê chuẩn.

Theo kế hoạch đảm bảo thu nhập này, nông dân nhận khoản chênh lệch giữa giá gạo được ấn định và giá tham chiếu thay đổi mỗi 2 tuần một lần cùng với giá thị trường. Cơ chế này áp dụng cho 5 loại gạo chính: gạo trắng độ ẩm 15%, gạo Hom Mali, gạo thơm Pathum Thani độ ẩm 15%, gạo nếp độ ẩm 15%, và gạo thơm đặc sản địa phương. Theo cơ chế này, nông dân được nhận 10.000 Bạt/tấn lúa gạo trắng độ ẩm 15%, giới hạn 30 tấn/hộ gia đình hoặc 40 rai (6,4ha).

Theo ông Jurin, trong niên vụ 2021/22 từ tháng 10/2021 – 2/2022, Thái Lan ước đạt sản lượng 26 triệu tấn lúa, tăng 4% so với vụ hiện tại nhờ lượng mưa đầy đủ và diện tích trồng lúa tăng do COVID-19 khiến nhiều công nhân quay trở lại làm nông.

Trong một động thái liên quan, Thái Lan đang đẩy nhanh các cuộc thảo luận với Trung Quốc để thực hiện nốt 200.000 tấn còn lại trong hợp đồng 1 triệu tấn theo hình thức G2G giữa 2 bên ký năm 2015. Tháng 6/2021, Trung Quốc đã đồng ý mua 20.000 tấn gạo trắng từ Thái Lan theo thỏa thuận này.

Xuất khẩu trái cây Thái Lan tiếp tục tăng trưởng mạnh

Dù đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng xuất khẩu trái cây tươi của Thái Lan tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2021, đạt kim ngạch 2,896 tỷ USD, tăng 42,21% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc chiếm trên 83% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan, theo sau là Hồng Công, Việt Nam, Malaysia và Hàn Quốc. Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu trái cây tươi Thái Lan sang Trung Quốc đạt

Xuất khẩu trái cây đã giúp xuất khẩu nông sản nói chung của Thái Lan tăng thêm hơn 20% trong nửa đầu năm 2021. Các sản phẩm có tăng trưởng cao nhất là sầu riêng (+58.24%), nhãn (+51.43%), xoài (+50.09%), chuối (+18.59%), dứa (+98.85%), quả có múi (+374.75%), và nhãn (+32.35%).

Lạc quan với kết quả xuất khẩu nửa đầu năm 2021, Bộ Thương mại dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây cả năm 2021 của Thái Lan sẽ tăng 66,8% so với năm 2020, đạt 5,53 tỷ USD. Bộ Thương mại cam kết sẽ giám sát chặt chẽ các rào cản xuất khẩu, hướng dẫn các tham tán thương mại báo cáo định kỳ về tiến trình thủ tục xuất khẩu để giải quyết các vướng mắc kịp thời và tăng cường xúc tiến trái cây Thái Lan sang các thị trường quốc tế khác.

Lĩnh vực đầu tư của Thái Lan tăng trưởng đáng kể

Theo Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI), các dự án đăng ký đầu tư vào Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt giá trị 386 tỷ bạt (11,5 tỷ USD), tăng 158% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, dẫn đầu là lĩnh vực điện tử, y tế và hóa dầu. Lĩnh vực điện và điện tử thu hút vốn đầu tư nhiều nhất với 77 dự án, trị giá 61 tỷ Bạt, tăng 136%; lĩnh vực y tế đứng thứ 2 với 47 dự án trị giá 43 tỷ USD, tăng gấp 3 lần (12,9 tỷ Bạt), đứng thứ 3 là lĩnh vực hóa dầu và hóa chất với 43 dự án trị giá 28,2 tỷ Bạt, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tổng trị giá đầu tư 279 tỷ bạt, tăng gấp 4 lần so với 6 tháng đầu năm 2020. Nhật Bản (87 dự án; 42,8 tỷ Bạt), Hoa Kỳ (18 dự án; 24,1 tỷ Bạt) và Trung Quốc (63 dự án; 18,6 tỷ Bạt) là ba quốc gia có nguồn vốn đầu tư FDI vào Thái Lan cao nhất giai đoạn này.

Nội dung liên quan