Với quy mô dân số lớn trên 47 triệu, thu nhập bình quân đầu người khá cao khoảng 36,5 ngàn USD/năm, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và du lịch phát triển thuộc diện hàng đầu châu Âu, TBN vừa là thị trường sản xuất xuất khẩu vừa là thị trường nhập khẩu tiêu dùng rất tiềm năng.
I. Tình hình ngoại thương của Tây Ban Nha
Theo thống kê cập nhật mới nhất của Hải quan Tây Ban Nha (HQTBN), kim ngạch XNK chung của TBN với thế giới giai đoạn 2020, 2021 và 3 tháng đầu năm 2022 (3T/2022) vừa qua cụ thể:
Đơn vị: tỷ Euro
Năm |
XK |
NK |
XNK |
Nhập siêu |
2020 |
263,63 (sụt giảm 9,37%) |
276,93 (sụt giảm 14,11%) |
540,56 |
13,30 |
2021 |
316,61 (gia tăng 20,10%) |
342,79 (gia tăng 23,78%) |
659,40 |
26,18 |
3T/2022 |
89,61 (gia tăng 23,93%) |
105,03 (gia tăng 38.98%) |
194,64 |
15,42 |
Trong thời gian qua, kim ngạch XNK của TBN có xu thế gia tăng và trạng thái nhập siêu với thế giới trong 3 năm qua đang dần được cải thiện. Sau khi bị suy giảm mạnh năm 2020 do đại dịch Covid-19, có thể thấy XNK của TBN đã khôi phục và tăng trưởng trở lại với tốc độ khá cao, trong đó kim ngạch XK và NK đều tăng trưởng tương ứng các con số là 20,10 % và 23,78% trong năm 2021 và là 23,93% và 38,98% trong 3T/2022.
Về cơ cấu mặt hàng XNK: các mặt hàng hiện có kim ngạch XK lớn của TBN bao gồm: hóa chất; thực phẩm (trong đó có thịt và phụ phẩm thịt, rau quả), đồ uống và thuốc lá; tư liệu sản xuất; phương tiện vận tải; năng lượng; hàng tiêu dùng; và nguyên liệu thô.
Thời gian qua hầu hết kim ngạch các mặt hàng XK đều tăng, trong đó tăng trưởng nhiều nhất là các mặt hàng như: năng lượng; hóa chất; nguyên liệu thô và hàng tiêu dùng.
Đối với các mặt hàng NK: các mặt hàng NK hiện có kim ngạch lớn bao gồm: tư liệu sản xuất; hóa chất; năng lượng; thực phẩm (trong đó có thịt và phụ phẩm thịt, rau quả), đồ uống và thuốc lá; hàng tiêu dùng; phương tiện vận tải; và nguyên liệu thô.
Cũng như XK, trong thời gian qua hầu hết các mặt hàng NK của TBN cũng gia tăng về kim ngạch, trong đó tăng trưởng NK nhiều nhất là năng lượng; háo chất; nguyên liệu thô; hàng tiêu dùng; và tư liệu sản xuất.
Về cơ cấu địa lý thị trường: hiện tại EU vẫn là khu vực thị trường XNK quan trọng lớn nhất của TBN, tiếp đến lần lượt là châu Á (Trung Quốc, HongKong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam); phần còn lại của châu Âu (bao gồm Nauy, Nga, Thụy Sỹ, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Anh); châu Phi, Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), châu Mỹ La tinh (Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Peru), và Trung Đông với thị phần cụ thể như sau:
STT |
Khu vực thị trường |
Thị phần XK (%) |
Thị phần NK (%) |
1 |
EU |
63,4 |
46,2 |
2 |
châu Âu (ngoài EU) |
11,6 |
10,4 |
3 |
Bắc Mỹ |
5,1 |
8,1 |
4 |
châu Mỹ La tinh |
4,2 |
4,5 |
5 |
châu Á, trong đó:
|
8,0 0,1 |
21,1 0,9 |
6 |
Trung Đông |
2,5 |
2,3 |
7 |
châu Phi |
5,8 |
9,0 |
8 |
châu Đại dương |
0,4 |
0,4 |
9 |
Khác |
1,3 |
0,0 |
Trong nửa đầu năm 2022, châu Á đang vươn lên chiếm vị trí thứ hai sau EU trong quan hệ ngoại thương với TBN. Trong lĩnh vực công thương, thời gian qua Tây Ban Nha (TBN) đang triển khai Kế hoạch hành động quốc tế hóa nền kinh tế giai đoạn 2 năm 2021 - 2022 do Bộ Công Thương - Du lịch đưa ra, trong đó đã xác định danh sách 12 thị trường lĩnh vực chiến lược là những thị trường xuất khẩu tiềm năng và còn nhiều dư địa nhất để khai thác là: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Brazil, Ma-rốc, Nam Phi, Nga, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.
II. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha (theo số liệu hải quan nước sở tại)
Số liệu thống kê cập nhật về kim ngạch XNK, tốc độ tăng trưởng và thị phần của Việt Nam tại thị trường TBN trong giai đoạn 2020, 2021 và 3T/2022 được chi tiết hóa tại Bảng 1 kèm theo.
Số liệu thống kê cập nhật 20 nhóm mặt hàng chủ yếu theo kim ngạch XK, NK, thị phần và tốc độ tăng trưởng tương ứng của Việt Nam tại thị trường TBN trong 2020, 2021 và 3T/2022 được chi tiết hóa tại Bảng 2a và Bảng 2b kèm theo.
Hàng Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh ngày càng lớn chủ yếu từ các đối thủ như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Bangladesh, các nước Trung Nam châu Mỹ (Brasil, Colombia, Ecuador, Argen tina) và một số nước ASEAN (Indonesia, Myamar, Thái Lan), một số quốc gia châu Âu (Bồ Đào Nha, Italy, Pháp) và châu Phi (Maroc, Nam Phi). Đặc biệt nhóm nước nói tiếng TBN hay là thuộc địa cũ ở Trung Nam châu Mỹ lâu nay được hưởng quy chế tiếp cận thị trường đặc biệt ưu đãi nên các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu từ các nước này sang TBN chiếm ưu thế cả chủng loại mặt hàng và giá trị XK. Một số mặt hàng cụ thể của Việt Nam cũng được hưởng mức ưu đãi thuế quan nhập khẩu 0% hay rất thấp theo chế độ GSP của EU như cà phê nguyên liệu, hạt điều, thủy sản, may mặc,… cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường TBN.
TBN có thế mạnh về chất lượng - giá thành và muốn đẩy mạnh XK các mặt hàng sang thị trường Việt Nam như: thịt và sản phẩm thịt - Jamon; đồ uống có cồn và rượu vang; thực phẩm hữu cơ chế biến - sản phẩm Olive; mỹ phẩm hữu cơ; sữa và các sản phẩm sữa; hàng dệt may; và máy móc thiết bị cơ khí - phụ tùng ô tô. Đây cũng là các mặt hàng Việt Nam có nhu cầu NK, do vậy trên nguyên tắc “có đi có lại cùng có lợi”, phía ta có thể tăng cường NK các mặt hàng này của phía bạn để trong thời gian tới thiết lập thành “kênh” thúc đẩy XK bền vững hơn sang TBN.
Trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế TBN sẽ tăng trưởng khả quan, diễn biến dịch bệnh Covid-19 sẽ được kiểm soát trong năm 2022, kim ngạch XNK của Việt Nam với TBN năm 2022 sẽ được hồi phục mạnh hơn và nhanh hơn, và có thể đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20% - 21%, trong đó kim ngạch XK đạt khoảng 28% - 29% (cao hơn nhiều so với mức của năm 2019/ thời điểm trước khi đại dịch xảy ra).
Bảng 1 - Thống kê kim ngạch XNK của Việt Nam - TBN giai đoạn 2020-2021-3T.2022 (1).docx
Bảng 2a Bảng 2b - Thống kê XNK theo mặt hàng Việt Nam với TBN giai đoạn 2020-2021-3T.2022 (1).docx