Chứng nhận an toàn thực phẩm
Các quy định về an toàn thực phẩm của EU được coi là một trong những tiêu chuẩn pháp lý nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết người mua Bắc Âu sẽ có các yêu cầu bổ sung về an toàn thực phẩm. Nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu cơ sở của người xuất khẩu phải được chứng nhận bởi bên thức ba. Các tiêu chuẩn được yêu cầu phổ biến nhất Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) và Tiêu chuẩn nổi bật quốc tế (IFC).
Chứng nhận tuân thủ xã hội
Các siêu thị ở Bắc Âu thường yêu cầu nhà cung cấp của họ phải được chứng nhận về tuân thủ xã hội bởi một bên thứ ba. Cũng giống như chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận tuân thủ xã hội chủ yếu liên quan đến các cơ sở chế biến. Các chứng chỉ này liên quan đến quyền, sức khỏe, và thu nhập của những người làm việc trong cơ sở của người xuất khẩu.
Ở Bắc Âu, các chương trình công nhận tuân thủ xã hội của bên thứ ba được chấp nhận rộng rãi nhất là Tiêu chuẩn SA8000 của Quốc tế về Trách nhiệm xã hội (SAI) và Sáng kiến tuân thủ xã hội của doanh nghiệp (BSCI).
Chứng nhận bền vững
Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề bền vững. Người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm có các chứng nhận bền vững.
Chương trình chứng nhận bền vững được chấp nhận phổ biến nhất ở Bắc Âu cho thủy sản đánh bắt tự nhiên là của Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC). Kế hoạch bền vững được chấp nhận phổ biến nhất đối với thủy sản nuôi trồng là của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC).
Sự chấp nhận của thị trường đối với các chương trình bền vững có thể thay đổi khi có thêm nhiều nhà bán lẻ và các nhà phân phối khác cam kết chỉ cung cấp thủy sản có chứng nhận nguồn gốc từ các chương trình đã được tiêu chuẩn bởi Sáng kiến Thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI).