Sau khi Trung Quốc hạ giá đồng NDT, tỷ giá đồng Taka vẫn giữ nguyên ở mức 1 USD = 77,8 BDT. Tuy nhiên tỷ giá EUR/BDT tăng 4,33% trong vòng 2 tuần qua, hiện đang ở mức 1 EUR = 89,6 BDT.
1. Biến động tỷ giá của đồng nội tệ nước sở tại sau khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá.
Bảng: tỷ giá đồng Taka Bangladesh từ 11-25/08/2015
Date |
USD |
EUR |
||
Buy |
Sell |
Buy |
Sell |
|
25/08/15 |
77,8 |
77,8 |
89,6256 |
89,6567 |
24/08/15 |
77,8 |
77,8 |
90,2636 |
90,2869 |
23/08/15 |
77,8 |
77,8 |
88,4664 |
88,4742 |
20/08/15 |
77,8 |
77,8 |
88,4664 |
88,4742 |
19/08/15 |
77,8 |
77,8 |
86,5447 |
86,5603 |
18/08/15 |
77,8 |
77,8 |
85,8212 |
85,829 |
17/08/15 |
77,8 |
77,8 |
86,1868 |
86,1946 |
16/08/15 |
77,8 |
77,8 |
86,4358 |
86,4747 |
13/08/15 |
77,8 |
77,8 |
86,4358 |
86,4747 |
12/8/2015 |
77,8 |
77,8 |
86,8559 |
86,8793 |
11/8/2015 |
77,8 |
77,8 |
85,899 |
85,9145 |
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Bangladesh
Sau khi Trung Quốc hạ giá đồng NDT, tỷ giá đồng Taka vẫn giữ nguyên ở mức 1 USD = 77,8 BDT. Tuy nhiên tỷ giá EUR/BDT tăng 4,33% trong vòng 2 tuần qua, hiện đang ở mức 1 EUR = 89,6 BDT.
2. Đánh giá tác động tới hoạt động xuất, nhập khẩu của nước sở tại.
Việc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ gây lo ngại cho các nhà xuất khẩu của Bangladesh. Đồng NDT yếu giúp cho hàng hóa sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, có tính cạnh tranh cao hơn.
Trung Quốc và Bangladesh là 2 quốc gia sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới. Trong năm 2014, hàng may mặc Trung Quốc chiếm 37,5% thị phần toàn thế giới, tiếp đến là Bangladesh với 4,85%. Các sản phẩm “made in China” là đối thủ cạnh tranh chính của hàng may mặc xuất xứ Bangladesh tại thị trường Châu Âu và Mỹ. Việc đồng NDT hạ giá càng làm cho hàng may mặc Trung Quốc có lợi thế hơn.
Trong quan hệ thương mại hai chiều, Bangladesh là nước nhập siêu từ Trung Quốc. Trong năm tài chính 2013-2014, Bangladesh nhập khẩu từ Trung Quốc 7,54 tỷ USD hàng hóa trong khi xuất khẩu chỉ đạt 533 triệu USD. Đồng NDT hạ giá sẽ làm cán cân thương mại nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn.
3. Dự báo tác động tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam với nước sở tại (đặt trong bối cảnh cạnh tranh với hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc sau khi nước này điều chỉnh tỷ giá).
Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bangladesh năm 2014
Đơn vị: USD
Mặt hàng |
Kim ngạch |
Clanhke |
322.845.464 |
Phôi thép |
48.799.400 |
Điện thoại di động và linh kiện |
45.903.298 |
Sợi các loại |
42.225.978 |
Khí đốt hóa lỏng |
38.855.667 |
Vải |
27.765.429 |
Nguyên phụ liệu dệt may, da & giày |
20.084.888 |
Sắt thép các loại |
16.633.288 |
Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng |
14.969.994 |
Phân Ure |
13.620.500 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện |
12.326.038 |
Sản phẩm hoá chất |
8.635.384 |
Quế |
8.587.412 |
Chất dẻo nguyên liệu |
8.207.505 |
Cao su |
8.049.899 |
Sản phẩm chất dẻo |
4.903.105 |
Sản phấm sắt thép |
4.800.095 |
Cấu kiện nhà lắp ghép |
4.660.710 |
Một số sản phẩm đá thuộc chương 25 |
4.473.656 |
Một số hàng hóa thuộc chơng 25 |
3.760.295 |
LK ô tô CKD, SKD dới 12 chỗ ngồi |
3.280.488 |
Tinh bột sắn |
3.053.464 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
3.044.870 |
Kính xây dựng |
2.977.794 |
Gỗ |
2.869.703 |
Hạt Tiêu |
2.839.853 |
SP kim loại thờng |
2.664.026 |
Sản phẩm từ cao su |
2.609.683 |
Hàng rau quả |
2.239.570 |
Sản phẩm từ giấy |
1.613.306 |
Hoá chất |
1.590.331 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá |
1.527.052 |
Tàu thuyền các loại |
1.444.990 |
Giấy cuốn thuốc lá |
1.398.263 |
Hàng Hải sản |
1.334.951 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Bangladesh từ Trung Quốc bao gồm: Bông, sợi; Vải; Hàng điện tử; Phân bón; Nhựa; Hóa chất; Sắt thép; Phương tiện vận tải: Cao su; Cà phê, chè, gia vị; Ngũ cốc; Bột giấy; v.v.
Như vậy Việt Nam và Trung Quốc có nhiều mặt hàng chung cạnh tranh trên thị trường Bangladesh. Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Bangladesh, trong năm tài chính 2013-2014, Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Bangladesh trong khi Việt Nam chỉ đứng thứ 18. Hàng hóa Trung Quốc giá rẻ và chất lượng tương đương nên có lợi thế rất lớn. Việc điều chỉnh tỷ giá lần này dự báo sẽ gây khó khăn cho hàng Việt Nam khi hàng Trung Quốc có lợi thế hơn về giá.
Bùi Minh Phúc