| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Tình hình ngoại thương của Mô-dăm-bích

Kể từ đầu thập kỷ này, kim ngạch xuất khẩu của Mô-dăm-bích gắn liền với doanh thu XK của những dự án quy mô lớn (lên tới 75% kim ngạch), đặc biệt là nhôm của nhà máy Mozal (chiếm trên 50% giá trị XK). Tỷ trọng những sản phẩm XK truyền thống (tôm, điều, đường, bông… từng chiếm 70% giá trị XK của Mô-dăm-bích trong những năm 1990) đã giảm mạnh. Trao đổi thương mại phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên liệu thế giới, điều này giải thích tại sao cán cân thương mại năm 2007 và 2008 đã ngày càng xấu đi do tăng giá hyđrôcácbua và ngũ cốc. Theo IMF, kim ngạch nhập khẩu của Mô-dăm-bích đã đạt 3 636 triệu USD (+ 17,6%) và xuất khẩu đạt 2 646 triệu USD (+ 9,7%) năm 2008, làm tăng thâm hụt thương mại (990 triệu USD, + 45%). Nguyên nhân là do cầu thế giới giảm đối với mặt hàng truyền thống của Mô-dăm-bích. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của nền kinh tế vẫn ổn định trong 10 năm liên tục.

 

          Xuất khẩu tập trung vào một số sản phẩm

         Trên tổng giá trị xuất khẩu 2 646 triệu USD, nhôm chiếm 59%, năng lượng điện 7,5% và khí tự nhiên 4,6%, tổng cộng 71,2%. Nông, lâm, hải sản chiếm 16,5% trong đó tôm chiếm 3,5%, đường 3%, gỗ 2% , bông 1,1% …

         Về nhập khẩu (3 636 triệu USD), có 693 triệu USD dùng mua trang thiết bị cho các dự án quy mô lớn, chiếm 13,9% kim ngạch NK, tiếp đến là khí hyđrôcácbua (10%), ôtô (7,2%) và ngũ cốc (6,3%).

         Nam Phi và Hà Lan là những đối tác chính

         Mua đến 75% hàng hoá của Mô-dăm-bích năm 2006, EU là khách hàng số 1 của Mô-dăm-bích, vượt xa châu Phi ở vị trí thứ hai (21%), châu Á và tiểu lục địa Ấn Độ (dưới 3%). Châu Mỹ và Trung Đông vẫn là những thị trường phụ của nước này.

         Trong số các khách hàng quan trọng, Hà Lan là nước NK lớn nhất của Mô-dăm-bích, tiếp đến là Nam Phi và Dim-ba-bu-ê.

         Dự báo xuất khẩu giảm trong năm 2009

         IMF dự báo xuất khẩu của Mô-dăm-bích sẽ giảm 2% trong năm nay, chủ yếu do giá nhôm trên thế giới giảm trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu lại tăng 3,4%. Về dài hạn, tỷ trọng của những án quy mô lớn trong tổng giá trị XK sẽ còn tăng, nhất là mặt hàng «cát nặng » tại mỏ Moma (khai thác năm 2007) và xuất khẩu than ở mỏ Moatize và Benga. Viễn cảnh tăng trưởng xuất khẩu gas và điện sang Nam Phi có vẻ khả quan. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu cũng sẽ tăng do vậy, thâm hụt thương mại sẽ trầm trọng hơn, từ 1 170 triệu USD năm 2009 lên 1 225 triệu USD năm 2010.

 

 

Thương Vụ Việt Nam tại Maroc

Nội dung liên quan