| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Những khó khăn và bất lợi của quy định hạn chế nhập khẩu mới của Argentina

Mới chỉ hơn 2 tuần đầu tiên thực hiện quy định mới của Chính phủ với việc nhập khẩu qua 1 cửa duy nhất tại Tổng Cục thuế (AFIP) mà các doanh nghiệp đã than phiền rất nhiều về hệ thống này.

Những khó khăn và bất lợi của quy định hạn chế nhập khẩu mới của Argentina

 

 

Trong số 16.500 các tờ khai trình cho Hội đồng kiểm tra trước khi nhập khẩu để xin phép nhập khẩu thì Chính phủ chỉ trả lời 7.300 trường hợp, trong đó phê chuẩn 4.700 trường hợp và đang xem xét 2.600 trường hợp. Số còn lại thì bị từ chối (9.200 trường hợp). Chính phủ cũng không giải thích lý do các trường hợp từ chối cấp phép nhập khẩu.  

Chính phủ xem xét rất kỹ việc nhập khẩu với mục tiêu năm 2012 Argentinaphải đạt thặng dư thương mại là 10 tỷ USD. Năm ngoái, NK của AR. là 73 tỷ 922 triệu USD, tăng 31% so với năm 2010. Hệ thống kiểm tra này kết hợp với giấy phép không tự động nhập khẩu do Cục Ngoại thương xem xét và những qui định do ông Moreno yêu cầu, đang gây rất nhiều khó khăn cho các nhà nhập khẩu. Theo nguồn tin của Tổng Cục Thống kê AR. (INDEC) thì năm 2011, AR. đã nhập khẩu 20% máy móc, thiết bị; 19% phụ kiện cho máy móc; 29% phụ liệu cho sản xuất và 13% cho nhiên liệu và dầu nhờn. Với chính sách hạn chế nhập khẩu này, chỉ trong 1 thời gian ngắn tới, các nhà máy sẽ thiếu nguyên liệu để sản xuất trong rất nhiều ngành sản xuất của đất nước như dệt may, sản xuất ô tô, thiết bị, máy móc, đồ điện dân dụng v.v…

Argentina thực hiện chế độ nhập khẩu mới đã gây tranh cãi trong Mercosur

Argentina thực hiện chế độ quản lý mới cho nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng gây tranh cãi  trong khối thương mại Mercosur gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay.

Theo quy định này bắt đầu từ ngày 1/2/2012, những người muốn nhập vào Argentina phải nộp bản kê khai Hải quan trước về thông tin nhập khẩu và sẽ được các cơ quan nhà nước khác nhau xem xét và sẽ xác nhận  trong vòng từ 3-10 ngày.

Chính phủ Argentina cho rằng việc thực hiện chương trình này trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu để duy trì thặng dư thương mại năm nay khoảng 10 tỷ đôla Mỹ,  quản lý chặt việc nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước.

Nhưng động thái này đã gây ra tranh cãi giữa Argentina và các thành viên của trong khối thương mại Mercosur lớn nhất ở Nam Mỹ.
Tổng thống Uruguay Jose Mujica cho biết   "bảo hộ" của Argentina "sẽ làm giảm thương mại với Uruguay” nhưng từ chối thực hiện bất kỳ khiếu nại chính thức vì những lợi ích khác. Trong khi đó, sau khi biết về chế độ quy định nhập khẩu mới của Buenos Aires, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Brazil, Fernando Pimentel, nói rằng quan hệ thương mại với Argentina đã có khó khăn đối với Brazil. Bộ trưởng Brazil nói: "Chúng tôi có quan hệ chính trị tốt, nhưng kinh tế là vấn đề khó khăn để đối phó với họ,".
Về phần mình, tuần trước phái đoàn Paraguay trong Hội đồng Mercosur đã phản đối chính thức chống lại các biện pháp của Argentina bảo hộ trong nước, gây ảnh hưởng đến các thành viên khác. Tại Brazil, đối tác thương mại lớn nhất của Argentina, cũng đã lên tiếng ông Paulo Skaf, người đứng đầu của Liên đoàn Công nghiệp Sao Paulo (Fiesp), người đã nói rằng mối quan hệ song phương đã bị ảnh hưởng do bảo hộ của Argentina gây ra.
 Hôm thứ Hai  vừa qua, chủ tịch của Ủy ban Thương mại nước ngoài của Phòng Công nghiệp Uruguay, Rafael Sanguinetti, cho biết xuất khẩu của Uruguay bị " hệ thống mới của Argentina phong tỏa " và  các biện pháp được Buenos Aires thông qua "là làm hại cho Mercosur. ". Theo Bộ trưởng Công nghiệp Argentina, bà Debora Giorgi nói, Argentina vẫn thực hiện đúng theo   quy phạm pháp luật của điều ước quốc tế, của khu vực và các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Sau khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế vào giữa năm 2008, Argentina đã thực hiện cơ chế thương mại khác nhau để bảo vệ sản xuất trong nước, như việc thực hiện giấy phép không tự động nhập khẩu và thỏa thuận với các ngành then chốt như ô tô, để cân bằng nhập khẩu với xuất khẩu.

Kiểm soát ngoại tệ

Bắt đầu từ ngày 08/2/12, các công ty AR. có giao dịch chuyển đô la Mỹ ra nước ngoài sẽ bị kiểm soát nhiều hơn, kể cả tiền  lợi tức hoặc chuyển vốn đầu tư, đều phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương và Cục thương mại. Vì vậy, bất kỳ hoạt động nào, kể cả đối với số tiền   nhỏ nhất đều  phải qua hai lần kiểm soát. Công ty có nhu cầu về ngoại tệ phải qua hai lần cấp phép. Đề án này mới áp dụng từ ngày 08/2/12, theo đề xuất của Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng sẽ là bước đầu tiên mà doanh nghiệp AR. phải vượt qua, sau đó là Cục trưởng Nội Thương, ông Guillermo Moreno, cho phép hoặc không cho phép giao dịch. Như vậy với biện pháp mới này, chính phủ loại bỏ một trong những cơ hội cuối cùng còn lại để có thể được sử dụng những đồng Đô la kiếm được hợp thức. Kể từ  tháng mười một năm ngoái, các công ty được yêu cầu, phải xin phép để chuyển cổ tức ra nước ngoài nếu số tiền vượt quá $ 500.000 USD/một ngày, BCRA (Ngân hàng Trung ương) đã không cho phép chuyển vượt quá con số đó, nên mỗi ngày chỉ được chuyển 490.000 USD và các doanh nghiệp phải chuyển thành rất nhiều lần để đáp ứng số tiền cần thiết. Và đến hôm nay, khả năng này cũng không còn nữa, bất kỳ trị giá nào chuyển ra nước ngoài phải được sự cấp phép của Ngân hàng trung ương và Cục thương mại.

Doanh nghiệp tham khảo thêm một số thông tin về các thuận lợi cũng như khó khăn của luật quy định mới tại file đính kèm.

 

 

177_212_Giai-thich-va-phan-tich-nhung-kho-khan-cua-qui-dinh-nhap-khau-moi_TV-Argentina.pdf

Thương vụ Việt Nam tại Argentina

Nội dung liên quan