Bản tin thị trường Đài Loan, cập nhật một số thông tin kinh tế nổi bật tại địa bàn tuần qua (từ 07~13 tháng 11 năm 2022), do Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc tổng hợp.
CPI của Đài Loan tăng 2,72% trong tháng 10
Cơ quan quản ý Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài Loan (DGBAS) cho biết, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Đài Loan đã tăng 2,72% so với một năm trước đó vào tháng 10 do giá thực phẩm tăng.
Dữ liệu do DGBAS tổng hợp cho thấy, mặc dù tăng trưởng CPI tháng 10 đã tang thấp hơn so với mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 2,76% của tháng 9, nhưng vẫn cao hơn mức cảnh báo 2% do Ngân hàng trung ương đưa ra.
Theo DGBAS, CPI cơ bản, không bao gồm trái cây, rau và năng lượng cũng đã tăng 2,96% trong tháng 10, so với mức tăng 2,80% trong tháng 9.
Trong 10 tháng đầu năm nay, CPI địa phương đã tăng 3,04% so với một năm trước đó với CPI cơ bản tăng 2,57%.
Trong tháng 10, giá thực phẩm đã tăng 5,17% so với một năm trước đó với giá trứng và thịt tăng lần lượt 34,53% và 5,84% do thức ăn chăn nuôi đắt hơn.
Ngoài ra, DGBAS cho biết, giá các sản phẩm thủy sản, thực phẩm đông lạnh, rau và các sản phẩm từ sữa cũng tăng lần lượt 6,51%, 6,32%, 3,74% và 3,74% so với một năm trước đó trong tháng, khi chi phí ăn uống cũng tăng 6,40%. DGBAS cho biết giá trái cây giảm 3,77% bù đắp một phần cho đà tăng giá lương thực.
Chi phí nhà ở đã tăng 2,42% so với một năm trước đó vào tháng 10 với phí bảo trì và tiền thuê nhà tăng 5,13% và 2,02% trong tháng.
Tháng trước, DGBAS cho biết, giá của một giỏ 17 mặt hàng thiết yếu cho gia đình được giám sát, bao gồm gạo, thịt lợn, bánh mì, trứng, đường, dầu ăn, mì gói, dầu gội đầu và giấy vệ sinh vv… đã tăng 6,90% so với một năm trước đó, sau mức tăng 5,84% trong tháng 9.
Trong khi đó, DGBAS cho biết, chỉ số giá bán buôn (WPI) tăng 11,09% so với một năm trước đó vào tháng 10, phần lớn phản ánh sự tăng giá điện, nhiên liệu, linh kiện điện tử và thức ăn chăn nuôi.
Chỉ số giá nhập khẩu tăng 14,74% so với một năm trước đó vào tháng 10 tính theo Đài tệ và tăng 0,23% tính theo đô la Mỹ, trong khi chỉ số giá xuất khẩu tăng 12,32% tính theo đô la Mỹ nhưng giảm 1,88% tính theo Đài tệ.
Trong 10 tháng đầu năm nay, DGBAS cho biết, WPI của Đài Loan đã tăng 13,34% so với một năm trước đó.
Vào tháng 10, Chỉ số giá sản xuất của Đài Loan (PPP) đã tăng 8,68% so với một năm trước đó và tăng 11,31% trong giai đoạn 10 tháng
Xuất khẩu trong tháng 10 của Đài Loan giảm 0,5% trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
Cơ quan quản lý Tài chính Đài Loan (MOF) qua cho biết, xuất khẩu trong tháng trước đã giảm 0,5% so với dự kiến xuống còn 39,93 tỷ USD do nhu cầu chững lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn mặc dù được bù đắp bởi nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử và các sản phẩm khoáng sản.
Xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 10 sang Trung Quốc giảm 9,2% do các hạn chế COVID-19 đang diễn ra ở đó tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, các chuyến hàng xuất khẩu đến các thị trường lớn khác cho thấy diễn biến tích cực theo chu kỳ, với xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 18,7%, tiếp theo là ASEAN (+11%), Mỹ (+3,1%) và châu Âu (+1,5%)
Lãnh đạo Cơ quan thống kê thuộc MOF bà Beatrice Tsai cho biết: “Sự suy thoái chắc chắn sẽ còn kéo dài trong một thời gian khi các cơn gió ngược kinh tế toàn cầu thu hút động lực tăng trưởng, gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Đài Loan”. Bà Tsai cho biết thêm rằng các lô hàng xuất đi có thể giảm từ 5 đến 8% trong tháng 11 này.
Tsai nói, các cơ quan nghiên cứu quốc tế lớn đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu cho năm tới, trong đó Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ rơi vào suy thoái.
Các công ty công nghệ và phi công nghệ hàng đầu của Đài Loan cũng đã cắt giảm sản lượng và chi tiêu vốn để đối phó với tình trạng hủy đơn hàng và nhu cầu thị trường cuối chậm chạp.
Tuy nhiên, các lô hàng linh kiện điện tử, đặc biệt là chip, đã tăng trưởng hai con số trong tháng trước, nhờ vào việc ra mắt điện thoại thông minh mới và xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số.
Tsai nói, các chất xúc tác tương tự đã làm tăng 11,4% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông.
Ngược lại, sự sụt giảm trong các lô hàng thiết bị quang học trở nên tồi tệ hơn tới 42% do nhu cầu đối với TV, máy tính xách tay và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác giảm dần.
Tsai nói thêm rằng người tiêu dùng ưu tiên du lịch nước ngoài và các hoạt động trực tiếp sau khi hầu hết các quốc gia dỡ bỏ kiểm soát biên giới.
Các lô hàng phi công nghệ bị ảnh hưởng bởi lạm phát toàn cầu cao và thắt chặt tiền tệ.
Xuất khẩu kim loại cơ bản, nhựa, hóa chất và sản phẩm dệt may giảm hai con số, trong khi xuất khẩu máy móc, công cụ giao thông và sản phẩm điện giảm một con số.
MOF cho biết, các sản phẩm khoáng sản là ngoại lệ duy nhất trong danh mục phi công nghệ không bị hút vào vòng xoáy giảm, với mức tăng đột biến 54,2%. Nguyên nhân là do các sản phẩm được hưởng lợi từ giá năng lượng quốc tế tương đối cao và nhu cầu dầu diesel tăng cao.
Thống kê của MOF cho thấy, kim ngạch nhập khẩu tháng trước đã tăng 8,2% lên 36,95 tỷ USD, chủ yếu do nhập khẩu thiết bị bán dẫn tăng 18,2%.
Tháng trước, Đài Loan xuất siêu 2,99 tỷ USD, giảm 50% so với một năm trước đó.
Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tăng 12% lên 43,55 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 17% lên 36,4 tỷ USD.
MOF : Tình trạng xuất khẩu sụt giảm tiếp tục diễn ra trong tháng 10
Cơ quan quản lý Tài chính Đài Loan (MOF) cho biết, xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 10 đã trải qua tháng thứ hai liên tiếp sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái và xu hướng giảm có thể tiếp tục trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu.
Dữ liệu của MOF cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của đảo này trong tháng 10 giảm 0,5% xuống 39,93 tỷ USD so với cùng tháng năm 2021.
Thống kê của MOF cũng cho thấy, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 36,95 tỷ USD, và như vậy thặng dư thương mại của Đài Loan trong tháng 10 giảm 50% so với cùng tháng năm ngoái đạt 2,99 tỷ USD.
Lũy kế từ tháng 1 đến tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan đạt 407,66 tỷ USD, tăng 12% so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu đạt 364,00 tỷ USD, tăng 17,0%.
Lũy kế 10 tháng đầu năm, thặng dư thương mại của Đài Loan đạt 43,67 tỷ USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tại phiên họp báo thông báo kết quả, Beatrice Tsai – Lãnh đạo Cơ quan Thống kê của MOF, cho biết mặc dù kết quả xuất khẩu trong tháng 10 tốt hơn dự kiến, nhưng xu hướng giảm nói chung vẫn có thể tiếp tục.
Bà cho rằng sự sụt giảm chủ yếu là do cơ sở so sánh cao, lạm phát và chu kỳ tăng lãi suất trên toàn thế giới.
Ngoài ra, Tsai cho biết kinh tế Trung Quốc suy yếu đã dẫn đến nhu cầu trì trệ đối với các thiết bị điện tử tiêu dùng và điều chỉnh hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, điều này đã được bù đắp phần nào bởi nhu cầu về các thiết bị máy tính hiệu suất cao, thiết bị điện tử ô tô và phần cứng cho các trung tâm dữ liệu, cũng như việc giao hàng các đơn đặt hàng của các thương hiệu điện thoại thông minh toàn cầu mới trong tháng.
Về mặt hàng, trong tháng 10, xuất khẩu linh kiện điện tử của Đài Loan đã tăng tháng thứ 42 liên tiếp, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu chất bán dẫn tăng 19,4%.
Mặc dù xuất khẩu công nghệ thông tin và thiết bị nghe nhìn tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,55 tỷ USD, nhưng xuất khẩu thiết bị quang học lại giảm 42% so với một năm trước xuống còn 7,10 tỷ USD - mức giảm mạnh nhất trong gần 13 năm qua.
MOF cho rằng sự sụt giảm này là do xu thế điều chỉnh hàng tồn kho ngày càng diễn biến tồi tệ và doanh số bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng bán ra chậm chạp.
Xuất khẩu kim loại cơ bản giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 2,78%, trong khi sản phẩm nhựa và cao su giảm 28,7% xuống 1,88 tỷ USD, các mặt hàng hóa chất và sản phẩm dệt giảm lần lượt 18,5% và 23,5% xuống 1,78 USD tỷ và 623 triệu đô la Mỹ.
Về đối tác, xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông - những đối tác mua hàng hóa do Đài Loan sản xuất lớn nhất trong tháng 10, đã giảm 9,2% so với một năm trước đó xuống 14,72 tỷ USD, thấp nhất trong gần 20 tháng.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang 4 thị trường lớn khác lại tăng, trong đó Nhật Bản đạt mức tăng trưởng mạnh nhất 18,7% lên 3,14 tỷ USD nhờ nhu cầu ổn định đối với các linh kiện điện tử do Đài Loan sản xuất.
Trong khi đó, các nước ASEAN đã mua 6,69 tỷ USD hàng hóa từ Đài Loan trong tháng 10, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và châu Âu lần lượt tăng 3,1% và 1,5% so với một năm trước đó lên 6,41 tỷ USD và 3,81 tỷ USD trong tháng 10.
MOF cho biết trong tương lai, nhu cầu dự đoán đối với các ứng dụng và sản phẩm cuối cùng mới nổi cũng như mùa mua sắm cuối năm ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Đài Loan.
Tuy nhiên, các biến số như lạm phát toàn cầu cao, lãi suất tăng, cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, tình hình COVID-19 và cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ có thể tiếp tục làm gia tăng thêm lo ngại về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến xuất khẩu của Đài Loan trong quý IV.
Tsai lưu ý rằng xuất khẩu của Đài Loan trong nửa cuối năm nay sẽ không mạnh mẽ như nửa đầu năm và có thể xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ xuất hiện tình trạng sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua.
Ngoài ra, Tsai nói thêm, do mức cao so với năm ngoái, xuất khẩu trong quý IV năm nay có thể sẽ giảm so với một năm trước.
Dự trữ ngoại hối Đài Loan kết thúc chuỗi 3 tháng giảm
Dự trữ ngoại hối của Đài Loan đã báo cáo mức tăng trong tháng 10, chấm dứt chuỗi ba tháng giảm liên tiếp trước đó.
Cơ quan quản lý Ngân hàng Đài Loan (CBC) cho biết, dự trữ ngoại hối của Đài Loan trong tháng trước đạt 542,79 tỷ đô la Mỹ (17,4 nghìn tỷ Đài tệ), tăng 1,68 tỷ USD so với cuối tháng 9.
Các quan chức của CBC cũng đề cập đến hoạt động tích cực của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và Đài Loan trong tháng 10 là những yếu tố góp phần tích cực vào chỉ số này. Tại một số thời điểm, CBC đã can thiệp bằng cách bán hoặc mua tiền tệ khi nhu cầu đô la Mỹ tăng lên hoặc giảm đi.
Theo CBC, trong bối cảnh chu kỳ tăng lãi suất tích cực do Cục Dự trữ Liên bang đưa ra đã đẩy đồng đô la Mỹ lên, CBC đã chuyển đổi các kho dự trữ lớn của đô la Mỹ thành đô la Đài Loan mới để giúp nâng cao giá trị của đồng nội tệ trong tháng 7, 8 và 9.
Tsai Chiung-min người đứng đầu bộ phận ngoại hối của CBC cho hay, trong tháng 10, do không có lực lượng thị trường nào khiến thị trường hối đoái trở nên một chiều, sự can thiệp của CBC vào thị trường chủ yếu là hoạt động hai chiều.
Do đó, sự can thiệp của CBC vào thị trường ngoại hối vào tháng 10 không ảnh hưởng nhiều đến sự cân bằng của dự trữ ngoại hối.
Dự trữ ngoại hối của Đài Loan trong tháng 9 đã giảm 4,38 tỷ USD xuống còn 541,11 tỷ USD, đánh dấu mức giảm theo tháng mạnh nhất trong gần 12 năm và thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2021.