Theo giới quan sát, những thỏa thuận thương mại (FTAs) gần đây giữa Úc với Nhật Bản và Hàn Quốc có nguy cơ gây bất lợi cho các nhà sản xuất nông sản của Niu Di-lân.
Ba FTAs gần đây của Úc, trong đó hai hiệp định với Hàn Quốc và Nhật Bản, hiệp định còn lại với Trung Quốc sẽ sớm ký kết sau một thập niên đàm phán là những dấu hiệu cho thấy một chủ nghĩa thực dụng mới của Chính phủ thời Thủ tướng Tony Abbott. Thủ tướng Abbott tin rằng “sẽ là tốt hơn nếu như tiến hành những bước đi nhỏ theo hướng đúng đắn còn hơn là không có những bước đi lớn”. Triết lý sống của ông là “nếu như bạn không thể có gì bạn muốn hôm nay, hãy kiếm lấy những gì bạn có thể có ngày mai". Lịch sử đàm phán các FTAs (hay chính xác hơn là các quan hệ đối tác kinh tế gần gũi /CER mà Úc đã xác lập) mất khá nhiều năm, đôi khi là hàng thập niên và thậm chí như chương về đầu tư trong Hiệp định quan hệ kinh tế gần gũi với Niu Di-lân (Australia-New Zealand Closer Economic Relations Agreement) thì phải có những lợi ích kinh tế cũng như ý chí chính trị của cả hai bên mới đi đến ký kết.
Hai FTAs mới đây (ký với Nhật bản và Hàn Quốc) cũng được cho là biểu hiện chính sách thực dụng được sinh ra trong bối cảnh suy giảm kinh tế của Úc. Những người theo chủ nghĩa thương mại thuần túy tỏ ra coi thường Hiệp định đạt được với Nhật Bản.
Theo đó, Hiệp đinh ưu đãi với Nhật không dẫn đến việc giảm thuế nhập khẩu cho hàng nông sản của Úc về không như mặt hàng sữa của Niu Di-lân mà Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Niu Di-lân năm 2008 mang lại. Tuy nhiên, ít nhất nó ép đất nước theo chủ nghĩa bảo hộ này bắt đầu lộ trình giảm thuế nông nghiệp.
Tương tự , thuế nhập khẩu của Hàn Quốc áp với mặt hàng thịt bò của Úc đang giảm xuống cùng với các sản phẩm khác như trái cây, rau quả, hải sản, đường và pho mát.
Thật dễ dàng để bình luận các FTAs Úc thỏa thuận gần đây. Tuy nhiên, vấn đề là các nhà đàm phán thương mại của Niu Di-lân lo ngại là việc các hiệp định thực dụng như vậy có nguy cơ gây bất lợi cho các nhà sản xuất nông nghiệp của Niu Di-lân, do các nhà sản xuất của Úc sẽ có khả năng cạnh tranh về giá tốt hơn so với các đối tác Niu Di-lân.
Các nhà sản xuất của Niu Di-lân đã vui mừng đón nhận Hiệp định thương mại tư do với Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn những bất lợi, chẳng hạn, Hiệp định dành ưu đãi đối với xuất khẩu gỗ tròn hơn là gỗ chế biến. Và cũng phải mất một thời gian tương đối dài cho việc loại trừ gây tranh cãi đối với sản phẩm từ một số nhà máy chế biến thịt của Niu Di-lân được giải quyết.
Điều thú vị là Niu Di-lân vẫn đang chờ kết thúc đàm phán FTAs của mình với Hàn Quốc và Nhật Bản. Có rất ít gợi ý từ cộng đồng doanh nghiệp về việc Niu Di-lân cũng nên áp dụng chủ nghĩa thực dụng như Thủ tướng Abbott. Thay vào đó trọng tâm thỏa thuận là tương tự như đối với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên, tiến độ đạt được của các FTA đa phương là rất chậm chạp và thậm chí là một FTA khu vực như TPP cũng đang bị bức tường chính trị chặn lại tại Hoa Kỳ nơi mà Tổng thống Barack Obama vẫn chưa thuyết phục được Quốc hội rằng ông nên được trao ủy nhiệm đàm phán để ký kết Hiệp định.
Sự ủng hộ mạnh nhất trong nước của Niu Di-lân lúc này là đối với FTA với Ấn Độ. Trong đó, các nhà sản xuất phù hợp và các nhà xuất khẩu công nghệ thông tin đã đề nghị Niu Di-lân nên chọn lựa một số nội dung "thu hoạch sớm" và để các vấn đề khó như tiếp cận nông nghiệp sang một bên. Úc. . Hơn thế, có hai nhượng bộ quan trọng mà Úc đang thực hiện đối với hai Hiệp định vừa qua mà sẽ gây sự chú ý ở đây là: Thứ nhất, là đưa vào nội dung thủ tục giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, là nội dung đang gây tranh cãi trong TPP. Thứ hai, là Úc dường như thừa nhận mong muốn của Trung Quốc đối với việc Úc cho phép SOEs đầu tư vào.