Triển vọng kinh tế cho quý 1 năm 2025 vẫn tích cực, với kỳ vọng tăng trưởng GDP tiếp tục duy trì ở mức dương. Mặc dù áp lực lạm phát vẫn còn, thu nhập hộ gia đình đang cải thiện sẽ giúp tiêu dùng cá nhân tăng nhẹ. Đầu tư doanh nghiệp dự kiến sẽ mở rộng, nhờ các đơn hàng máy móc gia tăng, và xuất khẩu có thể phục hồi hơn nữa khi nhu cầu từ châu Âu và Trung Quốc được cải thiện.
1. Tình hình kinh tế Nhật Bản
Trong quý 4 năm 2024, nền kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng GDP 0,7% so với quý trước (2,8% theo năm), đánh dấu quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng dương. Mức tăng trưởng này vượt xa dự báo trước đó, chủ yếu nhờ xuất khẩu duy trì ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch inbound. Đồng thời, nhập khẩu giảm 2,1%, giúp đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó, tiêu dùng cá nhân chỉ tăng nhẹ 0,1%, do giá cả hàng hóa cao, và đầu tư doanh nghiệp cũng chỉ phục hồi ở mức khiêm tốn 0,5%. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2024, nền kinh tế gần như không tăng trưởng với mức tăng chỉ 0,1%. Nguyên nhân chính là do tiêu dùng cá nhân giảm nhẹ (-0,1%), đầu tư bất động sản suy giảm (-2,3%) do giá nhà đất và lãi suất cao, trong khi xuất khẩu tăng chậm (+1,0%) và nhập khẩu lại mở rộng (+1,3%), khiến đóng góp của thương mại ròng trở nên tiêu cực. Mặc dù vậy, thu nhập của người lao động tăng đáng kể, với mức tăng danh nghĩa 5,8% và thực tế 3,3%, nhờ vào việc tăng lương và thưởng. Điều này tạo ra dư địa để tiêu dùng cá nhân có thể phục hồi mạnh hơn trong thời gian tới.
Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có kế hoạch tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,75% vào giữa năm 2025, sau đó cứ mỗi nửa năm lại nâng thêm 0,25 điểm phần trăm, để đạt khoảng 1,50% vào cuối giai đoạn dự báo. Mặc dù lãi suất dần tăng, lãi suất thực vẫn ở mức âm, bảo đảm môi trường tài chính tương đối nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, Nhật Bản đối mặt thách thức dài hạn về hạn chế lao động. Dù gia tăng tuyển dụng và mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài có thể giảm tốc độ sụt giảm nguồn cung lao động, song tác động xã hội - kinh tế không hề nhỏ. Đồng thời, đầu tư vào vốn con người và công nghệ được kỳ vọng nâng cao năng suất, bù đắp một phần thâm hụt lao động, thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
2. Tình hình thương mại khu vực Kansai
Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực Kinki đạt 3.383.077 triệu yên (22 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 1.549.811 triệu yên (10,08 tỷ USD) tăng 3,51% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản. Nhập khẩu đạt 1.833.246 triệu yên (11,92 tỷ USD) tăng 19,12% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 17,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản.
Xuất khẩu sang Mỹ đạt 259.169 triệu yên (1,69 tỷ USD) tăng ,56% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Mỹ đạt 154.200 triệu yên (01 tỷ USD) tăng 13,76% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang EU đạt 144.679 triệu yên (0,94 tỷ USD) giảm ,43% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ EU đạt 176.509 triệu yên (1,15 tỷ USD) tăng 30,58% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các nước châu Á của khu vực Kinki đạt 967.930 triệu yên (6,29 tỷ USD) tăng 2,77% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ các nước châu Á đạt 1.120.944 triệu yên (7,29 tỷ USD) tăng 20,26% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 317.745 triệu yên (2,07 tỷ USD) giảm 11,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 604.792 triệu yên (3,93 tỷ USD) tăng 19,56% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 306.690 triệu yên (1,99 tỷ USD) tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ ASEAN đạt 283.161 triệu yên (1,84 tỷ USD) tăng 15,14% so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản và Việt Nam – Kinki tháng 01/2025
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nhật Bản tháng 1/2025 đạt 617.808 triệu yên (4,02 tỷ USD), trong đó xuất khẩu từ Nhật Bản đạt 176.467 triệu yên (1,15 tỷ USD) tăng 8,8% và nhập khẩu từ Việt Nam đạt 441.341 triệu yên (2,87 tỷ USD), tăng 30% so với năm trước.
Theo thống kê của Hải quan vùng Kinki, Nhật Bản thì trong tháng 1/2025 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và vùng Kinki đạt 133.467 triệu yên (868 triệu USD), trong đó xuất khẩu từ vùng Kinki đạt 49.429 triệu yên (321 triệu USD), tăng 44,29% so với cùng kỳ năm trước chiếm 3,19% trong tổng giá trị xuất khẩu của vùng Kinki. Nhập khẩu từ Việt Nam đạt 84.038 triệu yên (546 triệu USD), tăng 23,22% và chiếm 4,58% trong tổng giá trị nhập khẩu của vùng Kinki. Lũy kế 1 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và vùng Kinki đạt 133.467 triệu yên (0,87 tỷ USD), trong đó xuất khẩu từ vùng Kinki đạt 49.429 triệu yên (0,32 tỷ USD), nhập khẩu từ Việt Nam đạt 84.038 triệu yên (0,55 tỷ USD).
Về cơ bản ngoại thương vùng Kinki tháng 01/2025 như sau: kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng tăng liên tục 04 tháng liên tiếp, nhập khẩu tăng 02 tháng liên tiếp. Trong đó xuất khẩu với châu Á tăng liên tiếp 11 tháng gần đây, xuất khẩu với Mỹ tăng liên tiếp 8 tháng, nhập khẩu với Mỹ tăng liên tiếp 4 tháng. Xuất khẩu từ Việt Nam sang khu vực Kinki tăng 3 tháng liên tiếp, trong khi đó nhập khẩu tăng tháng thứ 12 liên tiếp. Nhìn chung về cơ bản tổng giá trị kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với khu vực Kinki nói riêng và Nhật Bản nói chung năm nay tiếp tục đà tăng trưởng tốt trong năm 2025.