| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Ấn Độ sẽ không đạt được các mục tiêu xuất khẩu nếu tự cô lập mình.

Ấn Độ đặt mục tiêu nâng tỷ trọng xuất khẩu trong thương mại toàn cầu từ mức 2,1% hiện tại lên 3% vào năm 2027 và 10% vào năm 2047, đưa hàng trăm thương hiệu Ấn Độ ra thị trường quốc tế nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập Ấn Độ.

Ấn Độ đặt mục tiêu nâng tỷ trọng xuất khẩu trong thương mại toàn cầu từ mức 2,1% hiện tại lên 3% vào năm 2027 và 10% vào năm 2047, đưa hàng trăm thương hiệu Ấn Độ ra thị trường quốc tế nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập Ấn Độ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC), trong 9 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc giảm 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương mại giữa Ấn Độ với Mỹ và một số nền kinh tế khác vẫn tăng trưởng tích cực, nhưng sự sụt giảm xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc cho thấy những thách thức đối với Ấn Độ để đạt được tham vọng xuất khẩu của mình, do Trung Quốc đóng vai trò quan trọng cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ. Trung Quốc đã thay thế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trở thành đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Ấn Độ trong năm tài chính 2021. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng lớn.

Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này không phải là cắt giảm nhập khẩu của Ấn Độ mà là tăng xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc. Kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh mẽ thương mại tự do, Trung Quốc cũng được hưởng lợi lớn từ thương mại tự do, trong khi Ấn Độ vẫn duy trì xu hướng bảo hộ, Ấn Độ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội do chính sách bảo hộ của mình. Trong 382 đề xuất đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các công ty Trung Quốc, Ấn Độ chỉ chấp thuận 80 đề xuất tính đến ngày 29/6. Mặc dù các hạn chế FDI trong ngắn hạn có thể giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các công ty nội địa của Ấn Độ, nhưng đã làm ảnh hưởng tới các chuỗi công nghiệp giữa Trung Quốc và Ấn Độ và cản trở hội nhập của Ấn Độ vào các chuỗi cung ứng rộng lớn hơn ở Châu Á, và do đó cắt giảm xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc. Ấn Độ đang theo đuổi một con đường khác với Trung Quốc trong việc tăng cường xuất khẩu và biến quốc gia này trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới.

Trong những thập kỷ qua, FDI vào đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và thành công xuất khẩu của Trung Quốc. Những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc mở cửa thị trường trong nước, tích cực hội nhập vào chuỗi công nghiệp toàn cầu và phát triển nền kinh tế định hướng xuất khẩu đã đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng xuất khẩu của nước này, và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Từ lâu, Ấn Độ đã hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế định hướng xuất khẩu bằng cách trở thành công xưởng của thế giới, nhưng những chính sách bảo hộ đã cản trở sự hội nhập của Ấn Độ vào chuỗi công nghiệp khu vực và khiến Ấn Độ mất đi cơ hội xuất khẩu một số loại hàng hoá. Nếu Ấn Độ muốn giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc và đạt được tham vọng trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới, Ấn Độ cần tích cực thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước, trong đó có Trung Quốc, và hội nhập sâu hơn vào chuỗi công nghiệp toàn cầu là cách hiệu quả nhất.

 

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Nội dung liên quan