Lệnh cấm nhập khẩu của Nga áp dụng đối với hàng thực phẩm từ Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc có thể sẽ đem lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu sản phẩm sữa của Niu Di-lân, điều này có thể xấu hổ về mặt ngoại giao nhưng Chính phủ cũng không thể cấm đoán được.
Thủ tướng John Key và Tổng thống Vladimir Putin trong Hội nghị APEC 2012
Người tiêu dùng Nga sẽ không thể tìm đâu thấy nữa món pho mát kem Hà Lan hay nước táo Ba Lan trong các hiệu tạp hóa hoặc nấu món gà nhập từ Hoa Kỳ. Đây là kết quả từ việc Chính phủ Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu hầu hết các sản phẩm thực phẩm từ Phương Tây. Mặc dù Hoa Kỳ, Canada và Liên minh Âu Châu sẽ mất đi khoảng 17,5 tỷ US$ từ xuất khẩu thực phẩm vào Nga nhưng người tiêu dùng Nga có thể sẽ cảm thấy thiệt thòi nhiều hơn nông dân các nước Phương Tây.
Bộ trường Bộ Nông nghiệp Nga Mikalai Fyodorov phát biểu với hãng tin Reuters rằng các biện pháp này của Nga có thể sẽ gây hậu quả ngắn hạn tới lạm phát, tuy nhiên Nga sẽ tăng cường nhập khẩu hàng thực phẩm từ những nước khác như Brazil và Niu Di-lân.
Việc chuyển hướng nhập khẩu mặt hàng thực phẩm có thể sẽ làm cho kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này từ Niu Di-lân tăng lên trong thời gian tới. Trước tính hình này, mới đây, Thủ tướng Niu Di-lân John Key phát biểu "tôi ghét phải nghĩ rằng Niu Di-lân đang làm những điều mà nước khác sẽ không làm, nhưng cũng phải nhớ rằng điều đó là quyết định từ phía Nga chứ không phải chúng ta". Còn Bộ trưởng Ngoại giao Niu Di-lân ông Murry McCully thì phát biểu rằng Chính phủ không nhìn nhận vấn đề này theo nghĩ có lợi cho Niu Di-lân. Theo ông Kelvin Wickham, giám đốc điều hành của Fonterra thì doanh nghiệp này đang theo dõi tình hình, vẫn còn quá sớm.
Tuy nhiên, không phải không có những quan ngại đối với lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga. Phát biểu với tờ The Wall Street Journal, ông Sam Tuck từ Ngân hàng ANZ văn phòng Auckland cho rằng Niu Di-lân cũng có thể phải chuẩn bị một vài phương án ứng phó với lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga áp dụng với các nước Phương Tây. Cho rằng Nga là thị trường nhập khẩu sữa lớn thứ hai trên thế giới và "bất kỳ nhà cung cấp Châu Âu nào đã từng làm ăn với Nga có thể phải tìm kiếm đầu ra tại những thị trường khác". Điều đó có thể sẽ làm tăng lượng cung sản phẩm sữa tại những thị trường khác ngoài Nga nơi mà Niu Di-lân, nhà xuất khẩu hàng đầu về sữa sẽ phải cạnh tranh để giữ thị phần. Ông cũng đang theo dõi những tác động lên đồng NZD.
Trở lại với phản ứng của các nước Phương Tây, ông Jason Furman, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế thuộc Nhà Trắng cho rằng lệnh cấm nhập khẩu của Nga có ảnh hưởng không đáng kể so với những gì mà Phương Tây đang trừng phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế của Nga mà theo đó, ông cho rằng đó là những tín hiệu gửi đến các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi thị trường Nga và làm trầm trọng thêm nền kinh tế yếu kém của Nga.
Có một sự thật tàn nhẫn trong lệnh cấm nhập khẩu của Nga, ông David Cohen, Thứ trưởng Cục Dự trữ Quốc gia Mỹ phụ trách đối với các lệnh trừng phát lên Nga cho rằng "Những gì mà Nga đã làm ở đây là hạn chế chính nhân dân của mình tiếp cận với thực phẩm", ông Cohen phát biểu với các phóng viên rằng "Chúng ta không làm như vậy. Luật pháp của chúng ta không cho phép chúng ta làm điều đó".
Những điều cần biết đối với lệnh cấm của Nga nhằm trả đũa đối với lệnh trừng phạt Hoa Kỳ và Âu Châu áp đã áp đặt với Nga liên quan tới tình hình Ukraine:
Điều gì sẽ bị ảnh hưởng?
Hoa Kỳ hiện xuất khoảng 1,2 tỷ US$ hàng thực phẩm và nông sản sang Nga, chiếm dưới 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp của Hoa Kỳ. Âu Châu xuất khẩu khoảng 11,8 tỷ euro (khoảng 15,8 tỷ US$) sang Nga, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của khu vực này. Xuất khẩu nông sản của Canada sang Nga vào khoảng 515 triệu US$ vào năm 2012 (theo Cơ quan Thực phẩm nông nghiệp và Nông nghiệp Canada).
Ai sẽ gặp khó khăn nhất?
Trong khu vực EU thì Ba Lan, Pháp, Hà Lan và Đức sẽ lĩnh hậu quả nặng nhất do lệnh cấm nhập khẩu của Nga.
Hà Lan hiện xuất khẩu hàng năm các sản phẩm nông nghiệp giá trị khoảng 1,5 tỷ euro (khoảng 2 tỷ US$) sang Nga, Đức xuất khoảng 1,6 tỷ euro (2,1 tỷ US$), Pháp là 1,2 tỷ euro (1,6 tỷ US$ và Ba Lan khoảng 1,6 tỷ euro (2,1 tỷ US$). Ba Lan chính là nhà sản xuất táo lớn nhất Âu Châu và hơn một nửa sản phẩm là sang thị trường Nga.
Lệnh cấm nhập mà Nga áp đặt lên sản phẩm táo của Ba Lan, theo tuyên bố tuần trước, sẽ dẫn tới ảnh hưởng rộng tại Ba Lan, theo giới truyền thông và quan chức nước này thì người dân Ba Lan sẽ phải chịu khó ăn nhiều táo và uống nhiều rượu táo hơn. Một câu khẩu hiệu được sử dụng rộng rãi hiện nay là "Mỗi quả táo mỗi ngày sẽ buộc Putin phải ra đi".
Chủ tịch hiệp hội trang trại Pháp Xavier Beulin đã phát biểu rằng lệnh cấm nhập khẩu của Nga sẽ ảnh hưởng tới ngành hoa quả và rau của Pháp. Trả lời kênh truyền hình Châu Âu LCI, ông nói "Nga là một thị trường quan trọng đối với chúng ta và tăng trưởng của thị trường này vào khoảng 10% mỗi năm. Đây không phải là việc tầm thường".
Chủ tịch Liên đoàn Nông nghiệp và Trồng trọt Hà Lan, ông Albert Jan Maat cảnh báo lệnh trừng phạt của Nga sẽ là nguyên nhân dẫn tới giá cả tụt giảm tại Châu Âu do nguồn cung bị vượt và kêu gọi Chính phủ Hà Lan, Châu Âu giúp đỡ nông dân.
Lệnh cấm nhập khẩu cũng giáng một đòn mạnh vào ngành đánh bắt hải sản của Na Uy. Liên đoàn Hải sản Na Uy nói rằng Nga là thị trường lớn nhất vào năm ngoài.
Lệnh cấm nhập khẩu của Nga ít bị gây ảnh hưởng hơn đối với Hoa Kỳ. Xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ sang Nga là gia cầm, chủ yếu là gà, tiếp theo là hạt các loại như hạnh nhân, đậu tương. Trong một tuyên bố, Hội đồng các nhà nuôi gà quốc gia và Hội đồng Xuất khẩu Trừng và Gia cầm Hoa Kỳ nói rằng Nga nhập khẩu với kim ngạch dưới 300 triệu US$ đối với mặt hàng gà hàng năm, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này.
Giảm dần
Cả Châu Âu và Hoa Kỳ đã theo dõi đối với xuất khẩu sang Nga trong những năm gần đây và cũng như Nga đã xem xét kỹ lưỡng và cũng đã hạn chế nhập khẩu thịt. Trong năm 2012, Nga nhập khẩu gần 300 triệu US$ thịt bò từ Hoa Kỳ và 268 triệu US$ đối với mặt hàng thịt lợn của Hoa Kỳ. Những mặt hàng này tụt giảm xuống còn 1 triệu và 17 triệu một năm sau khi Nga đưa ra giới hạn đối với những mặt hàng trên do việc sử dụng chất phụ gia được gọi là ractopamine tại Hoa Kỳ.
Các quốc gia khác cũng đã gặp vấn đề tương tự với Nga - lượng thịt lợn xuất khẩu của Đức vào Nga từ tháng 01 đến tháng 5/2013 là 83.000 tấn, nhưng đã giảm xuống 9.000 tấn một năm sau đó trong bối cảnh các lệnh hạn chế nhập khẩu do vấn đề về vệ sinh.
Tác động lên Nga
Tác động lớn nhất có thể nhận thấy là vào chính người tiêu dùng Nga. Nga nhập khẩu lên tới 55% các sản phẩm nông nghiệp từ các nước mà nước này vừa qua đưa ra lệnh trừng phát, bao gồm cả Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, Ukraine, Úc, Canada, theo phân tích của Hiệp hội Báo chí đối với các số liệu từ Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên hợp quốc.
Gần một nửa trong số thịt mà Nga nhập - khoảng 47% - năm ngoái đến từ những nước Nga cấm nhập khẩu, theo số liệu của FAO. Nga giường như sẽ tăng cường nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác như Brazil và Paraquay.
Khoảng 95% nhập khẩu sản phẩm sửa của Nga trong năm ngoái đến từ những nước mà nước này hiện cấp nhập khẩu với các nhà cũng cấp lớn nhất cho tới hiện nay là Ukraine, Hà Lan, Đức, Lithuania, Phần Lan và Ba Lan.
Ông Alexis Rodzianko, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Nga đưa ra đánh giá không cao đối với tác động của lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga. "Giá cả sẽ tăng và sự lựa chọn sẽ giảm đi, tuy nhiên về cơ bản tôi nghĩ Nga hiện nay có thể sẽ tự cung cấp đủ cho chính mình", Rodziako phát biểu.
Nông dân, doanh nghiệp nói gì
Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ bán sản phẩm sang Nga đã thiết lập hoạt động của họ tại thị trường này. Phát ngôn viên cho hãng Mondelez International Inc., phát biểu rằng công ty này sử dụng các nhà cung cấp và cơ sở sản xuất địa phương.
Worth Sparkman, phát ngôn viên cho hãng Tysons Foods – một trong những những nhà chế biến lớn nhất thế giới đối với sản phẩm gà, bò và lợn cho rằng các chuyến hàng mà công ty xuất sang Nga sẽ được tiêu thị tại 130 thị trường khác mà công ty đang làm ăn.