| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Chính sách “Mỗi địa phương Một sản phẩm” của Ấn Độ đã giúp tăng trưởng xuất khẩu

Chính sách “Mỗi địa phương Một Sản phẩm”, Mỗi địa phương là một trung tâm xuất khẩu (ODOP-DEH) của Thủ tướng Narendra Modi đã khiến xuất khẩu một số Bang tăng gấp bốn lần, đưa Ấn Độ có thể lập kỷ lục mới về xuất khẩu hàng hóa trong tài chính 2022-2023, vượt mức xuất khẩu 420 tỷ USD của năm trước.

Sáng kiến ODOP-DEH, do Uttar Pradesh bắt đầu vào năm 2018, chủ yếu nhằm mục đích biến mọi quận của đất nước thành một trung tâm xuất khẩu.

Chính phủ Modi đã kết hợp chương trình ODOP với sáng kiến “Mỗi địa phương làm trung tâm xuất khẩu (DEH)” của Tổng cục Ngoại thương (DGFT), Bộ Công Thương. Đây là chương trình do chính quyền trung ương tài trợ, khoản tài trợ theo sáng kiến được phân chia giữa  trung ương và chính quyền bang theo tỷ lệ 60:40.

Sau khi áp dụng trên toàn quốc, đề án đã xác định được tiềm năng xuất khẩu cho cả sản phẩm và dịch vụ trên tổng số 733 địa phương. Kể từ khi ra mắt, chương trình đã dẫn đến sự tăng trưởng gấp bốn lần trong xuất khẩu ở các bang khác nhau. Với sự ra đời của ODOP-DEH trong năm tài chính 2020, xuất khẩu đã tăng mạnh ở hầu hết các bang. Xuất khẩu của Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Gujarat, Haryana, Himachal Pradesh, Jharkhand, Karnataka, Madhya Pradesh, Maharashtra, Punjab, Rajasthan, Sikkim, Telangana, Uttar Pradesh và Tây Bengal đã tăng hơn ba lần kể từ khi ODOP-DEH ra đời.

Xuất khẩu của Haryana đã tăng hơn 314% lên 15,55 tỷ USD so với năm tài chính 2019. Xuất khẩu của Maharashtra tăng gần 340% lên 25,88 tỷ USD trong năm tài chính 2022, từ mức 5,9 tỷ USD của năm tài chính 2019. Bihar là một trong những bang tăng vọt về xuất khẩu, mức tăng trưởng gần 400% trong năm tài chính 2022 so với năm tài chính 2019. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở bang Bihar bao gồm vải Shahi, Lụa Bhagalpur, tranh Madhubani, Bhagalpuri Zardalu.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Bhutan)

Nội dung liên quan