Theo Bộ Thương mại, trong 11 tháng qua, xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ đã giảm 38% xuống còn 22,71 triệu USD trong tháng 9 do cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu giảm 34% trong tháng 4, khoảng 30% vào tháng 5, khoảng 6% vào tháng 6, 26,62% vào tháng 7 và 31,5% vào tháng 8. Theo số liệu của Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Nông nghiệp và Thực phẩm Chế biến (APEDA), xuất khẩu đã giảm 25,16% xuống 113 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8.
Việc rút các ưu đãi xuất khẩu theo chương trình 'Vishesh Krishi và Gram Udyog Yojana' cũng đang ảnh hưởng đến các lô hàng xuất đi. Hiện tại, Ấn Độ không có động lực thúc đẩy xuất hàng, mặc dù nhu cầu tốt trên thị trường toàn cầu. Chính phủ Ấn Độ cần xem xét mở rộng các ưu đãi xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu. Sản lượng hạt điều ăn được của Ấn Độ ở mức 350.000-370.000 tấn/năm. Giá nội địa cao hơn 15% so với giá xuất khẩu nên các thương lái ưu tiên bán trong thị trường nội địa. Giá trong nước vào khoảng 630 Rupee / kg trên thị trường bán buôn, trong khi giá xuất khẩu khoảng 560 Rupee / kg.
Nguyên nhân chính là do chi phí chế biến ở Ấn Độ cao gấp 4 lần so với Việt Nam. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam đang sử dụng máy móc, còn Ấn Độ vẫn đang sản xuất theo cách thủ công. Thông thường, chi phí chế biến ở Ấn Độ vào khoảng 3.600 Rupee/bao 80 kg, so với khoảng 800 Rupee/bao tại Việt Nam. Ngoài Việt Nam, các nhà xuất khẩu của Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước châu Phi, bao gồm Guyana, Mozambique, Tanzania và Bờ Biển Ngà. Các quốc gia châu Phi đã thành lập 'Liên minh Điều châu Phi' để thúc đẩy ngành công nghiệp tại đây.
Ấn Độ xuất khẩu sang khoảng 80 quốc gia, bao gồm Mỹ, UAE, Hà Lan, Ả Rập Saudi, Đức, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Kuwait, Singapore, Qatar, Hy Lạp, Ý, Iran và Canada.