| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Cơ hội giao thương

Giới thiệu đối tác Maroc có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản

Thương vụ Maroc xin gửi tới các doanh nghiệp quan tâm địa chỉ liên hệ của một số đối tác về mặt hàng nông sản.

Giới thiệu đối tác Maroc có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản

Cụ thể: 

1. Công ty SAHARA SA
Địa chỉ : 28, Rue Ibn Ghazala Bd Ibn Tachfine, 20300, Casablanca, Maroc.
Giám đốc : Mr. Ahmed Astaib
Điện thoại : (+212)0522621212 / 0661135200
Email : mohamed.astaib@ astagroupe.com
Quan tâm : Xuất nhập khẩu cà phê các loại.

2. Công ty COMINTER
Địa chỉ : Rue Soumaya Residence Shehrazade 3 Palmiers 20000, Casablanca, Maroc.
Giám đốc : Mr. Mohamed Lahlou
Điện thoại : (+212)666310002
Email : cominter.ma @gmail.com
Quan tâm : Xuất nhập khẩu hạt điều nhân.

3. Công ty TRANFOLIM
Giám đốc : Mr. Badaoui Mad
Điện thoại : (+212)0606290629
Quan tâm : Nhập khẩu cà phê và hạt tiêu.

4. Công ty SEDECO
Địa chỉ : 173, Immeuble Al Yamama B, 1 er Etage, App 1, Boulevard Abdelmoumen, Casablanca, Maroc.
Giám đốc : Ms Amina Majdoul
Điện thoại : (+212) 0661521205/ 0522274101
Email : sweet.kadiri@gmail.com
Quan tâm : Hợp tác nhập giống cây thanh long.

Trong quá trình liên hệ trao đổi, nhằm tránh rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro mà Thương vụ Maroc đã khuyến cáo trong những tin trước đã được đăng tải trên Trang Web Bộ Công Thương và trang thị trường nước ngoài vietnamexport.com (phần hồ sơ thị trường Maroc).

Thương vụ Maroc trân trọng thông báo tới các quý doanh nghiệp quan tâm./.

 

Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro có thể xem xét như sau: (Thương vụ Maroc đã đăng tải những biện pháp hạn chế rủi ro dưới đây nhiều lần nhưng vẫn có doanh nghiệp xuất khẩu gặp trục trặc đáng tiếc.)

- Ngay từ ban đầu, cần đề nghị đối tác hỏi mua hàng gửi hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, địa chỉ, mã số thuế…để có thông tin đầy đủ về khách hàng phục vụ công tác xác minh doanh nghiệp hoặc trong trường hợp phát sinh vấn đề, có thể hoàn tất hồ sơ kiện đối tác không tuân thủ ra tòa thương mại.
- Để tăng khả năng tuân thủ cam kết và độ tin cậy, cần yêu cầu đối tác mua hàng đặt cọc cao, tối thiểu 25% giá trị lô hàng.
- Tuyệt đối không chuyển trước cho đối tác mua hàng bất kỳ khoản tiền nào theo đề nghị của họ với bất cứ lý do gì.
- Đối với hợp đồng ký kết gửi qua thư điện tử và phụ lục cần đặc biệt lưu ý đến chữ ký và con dấu do có thể bị cắt dán giả mạo, nhất là các hợp đồng qua trung gian.
- Không gửi cho khách hàng ảnh chụp vận đơn gốc của hãng tàu do khách hàng có thể dùng máy in màu làm giả, trong khi hải quan được miễn trách thẩm định hồ sơ thật/giả, mà chỉ kiểm đủ hồ sơ là có thể cho thông quan.
- Hợp đồng vận tải với hãng tàu uy tín, ràng buộc trách nhiệm hãng tàu phải sử dụng dịch vụ của đơn vị giao nhận có uy tín tại cảng đến.
- Sử dụng ngân hàng uy tín, địa chỉ của ngân hàng đích ít nhất là cấp chi nhánh và phải có trụ sở tại một trong ba thành phố Rabat, Casablanca hay Tanger. Không ghi địa chỉ ngân hàng đích là các đại lý ở các địa phương theo đề nghị của khách hàng gây khó khăn trong xử lý khi phát sinh trục trặc liên quan đến lô hàng.
- Khi xác định có trục trặc, cần liên hệ sớm với các cơ quan liên quan để có thể có giải pháp tối ưu nhất, tránh để kéo dài gây thiệt hại càng lớn cho doanh nghiệp, có trường hợp không thể xử lý được.

Thương vụ Việt Nam tại Maroc

Nội dung liên quan