| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Kinh tế- thương mại Rumani- Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018

Trong quý 3/2018, kinh tế Rumani vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khả quan với mức tăng trưởng GDP đạt 4,3% so với cùng kỳ 2017 trong bối cảnh mức tăng chung của Euro Zone là 1,7% và của EU 28 là 1,9%

Kinh tế- thương mại Rumani- Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018

1. Tình hình chính trị, xã hội nước sở tại :

Nhìn chung tình hình chính trị, xã hội của Rumani những tháng đầu năm 2018 tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn mà nguyên nhân chính là sự đối đầu căng thẳng giữa Tổng thống Klaus Iohannis và Thủ tướng Viorica Dancila (thuộc liên minh cầm quyền ALDE – PSD). Ngoài ra, sự chia rẽ và bất đồng sâu sắc trong nội bộ đảng cầm quyền (PSD) trong thời gian gần đây dẫn đến sự cải tổ nội các (thay thế hàng loạt Bộ trưởng trong chính phủ) cũng tác động tiêu cực đến các hoạt động điều hành của chính phủ trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Những bất ổn trên dẫn đến hoài nghi của EU về khả năng của Rumani trong việc đảm đương chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu trong nhiệm kỳ 06 tháng đầu năm 2019.

Bên cạnh sự bất ổn về chính trị, những tháng đầu năm 2018, Rumani còn phải đương đầu với những hậu quả nặng nề của của thiên tai, dịch bệnh như : dịch viêm màng não (meningitis) do virus Tây sông Nil (West Nile virus) gây ra khiến 06 người tử vong trên tổng số 56 người được chẩn đoán nhiễm loại dịch bệnh này;  Mưa lớn và lũ quét vào cuối tháng 6 đầu tháng 7/2018, đã gây lụt lội nghiêm trọng làm 04 người chết, hàng nghìn người phải di tản, 15 tuyến đường và cầu cống bị thiệt hại hoặc đóng cửa. Theo thống kê, có tới 98 địa phương thuộc 23 tỉnh bị ảnh hưởng bởi trận lụt này; Dịch Sốt Lợn Châu phi (African Swine Fever) hoành hành tại  10 tỉnh dẫn đến số lượng lợn bị tiêu hủy lên đến gần 350.000 con khiến Chính phủ phải dành ra 200 triệu lei (khoảng 50 triệu USD) để bồi thường thiệt hại cho các hộ dân và các trang trại chăn nuôi lợn. Tiếp đó đầu tháng 8/2018, 01 con lợn thuộc trang trại gia đình tại TP Saveni thuộc tỉnh Botosani gần biên giới Moldova bị chết do nhiễm vi khuẩn bệnh than (anthrax). Rumani đã thông báo sự bùng phát dịch bệnh này cho Tổ chức Thú y Thế giới (World Organization for Animal Health).

Ngoài ra, do lượng người Rumani bỏ sang sinh sống và làm việc tại các nước EU trong những năm gần đây để tránh đói nghèo và tham những ngày càng gia tăng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong nước. Kể từ khi ra nhập EU năm 2007 đến nay đã có 3,5 triệu người Rumania di cư sang các nước EU (riêng 06 tháng đầu năm 2018 đã có 19.070 người Rumani ra nước ngoài làm việc). Để bù đắp sự thiếu hụt lao động trong nước, trong mấy năm gần đây, Rumani đã phải nhập khẩu lao động nước ngoài. Số liệu thông kê chính thức của Bộ Lao động Rumani cho thấy tổng số lao động nước ngoài đến từ khu vực ngoài EU (non-EU foreign employees) tại Rumani bao gồm cả lao động thường xuyên (permanent workers) và tạm thời (posted workers) vào thời điểm tháng 7/2018 là 17.089 người – mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Trong đó, Trung quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước đứng đầu về số lượng lao động nhập cư vào Rumani với 3.627 và 2.120 lao động, tiếp theo đó là Moldova (1.787) và Việt nam (1.554).

2. Tình hình kinh tế :

Mặc dù năm 2017 là năm Rumania có mức tăng GDP cao nhất EU28 (7%), song ngay từ đầu năm 2018, Ủy Ban Châu âu (European Commission) dự báo tăng trưởng GDP của Rumani năm 2018 là 4,5% và 2019 là 4,0%.

Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Viorica Dancila với sự hậu thuẫn của Đảng PSD đặc biệt là Chủ tịch hạ viện Liviu Dragnea đã và đang tập trung nỗ lực vào phát triển kinh tế thông qua hàng loạt các chương trình và chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút và thúc đẩy đầu tư, coi đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm của chính phủ trong năm 2018 và là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thông qua đó thu hẹp tỷ lệ nhập siêu.

Trong quý I/2018, kinh tế Rumania đạt mức tăng trưởng 4,2% so với cùng kỳ 2017 (cao thứ 5 trong EU 28 sau Latvia : 5,2%; Ba lan : 4,9%; Hungary : 4,7%, Czech : 4,5%) trong khi mức tăng trung bình của EU 28 chỉ là 2,4%.  Xuất khẩu quý I/2018 tăng 9,8 và nhập khẩu tăng 10,8%; Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,38 tỷ Euro (tăng 21,2% so với cùng kỳ 2017); Công nghiệp tăng 13,7% và các đơn hàng cũng tăng tới 15,8% so với cùng kỳ 2017; Du lịch quốc tế quý I/2018 đạt 481.800 khách (tăng 7,8% và người Rumani du lịch ra nước ngoài đạt 1,7 triệu (tăng 5,8%); Tỷ lệ lạm phát Rumani trong tháng 4/2018 cao nhất EU 28 với mức 4,3%; Mức lương tối thiểu của Rumani đã tăng từ 205 Euro vào tháng 12/2016 lên 250 Euro vào tháng 3/2018 và mức lương trung bình cũng tăng từ 521 Euro lên 581 Euro trong cùng thời điểm này.

Do những tín hiệu khả quan của kinh tế Rumania trong quý I/2018, Ngân hàng Trung ương Rumani đã đưa ra dự báo gần đây nhất cho mức tăng Real GDP của Rumani năm 2018 là  6,1% (dự báo trước đó là 5,1%) và IMF cũng tăng  mức dự báo cho Rumani năm 2018 lên 5,1% (Dự báo trước đó là 3,4%). Cũng theo IMF, thâm hụt tài khoản vãng lai của Rumani năm 2018 và 2019 sẽ ở mức 3,7% GDP so với 3,5% của năm 2017, thất nghiệp sẽ ở mức 5% (so với 4,6% của năm 2017) và lạm phát sẽ ở mức 4,7% năm 2018 và 3,1% năm 2019.

Bước sang quý II/2018, mặc dù bị tác động tiêu cực bới tình hình chính trị cũng như thiên tai, dịch bệnh, kinh tế Rumani vẫn duy trì được đà tăng trưởng tương đối khả quan với mức tăng GDP đạt 4,2% trong khi mức tăng GDP chung của EU 28 là 2,2%.

Trong quý 3/2018, kinh tế Rumani vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khả quan với mức tăng trưởng GDP đạt 4,3% so với cùng kỳ 2017 trong bối cảnh mức tăng chung của Euro Zone là 1,7% và của EU 28 là 1,9%. Theo Eurostat, GDP quý 3/2018 của Rumani so với quý 2/2018 tăng 1,9% và đứng đầu EU28 (tiếp theo đó là Latvia : 1,8%, Ba Lan : 1,7% và Slovakia : 1,1%) trong khi mức tăng GDP chung trong quý 3 của EU28 so với quý 2 chỉ ở mức 0,3%.

II. KINH TẾ, THƯƠNG MẠI RUMANI 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

1. Chính sách kinh tế đối ngoại :

- Tập trung chủ yếu vào trao đổi thương mại nội khối (Intra-EU Trade)

- Chú trọng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư với Mỹ, Úc, Canada, Nhật bản, Hàn quốc và một số nước khác thuộc khu vực châu Âu.

 - Trong thời gian gần đây, chính phủ của liên minh cầm quyền ALDE-PSD có xu hướng thúc đẩy quan hệ với Trung quốc để thu hút nguồn vốn đầu tư.

2. Một số nét chính về kinh tế  Rumani 09 tháng đầu năm 2018:

Theo số liệu của Viện Thống kê Quốc gia Rumani (INS), GDP 09 tháng đầu năm 2018 của Rumani tăng 4,2% so với cùng kỳ 2017; Xuất khẩu 09 tháng đạt 50,85 tỷ Euro (tăng 9,12% so với cùng kỳ 2017) và nhập khẩu đạt 60,80 tỷ Euro (tăng 9,55%). Thâm hụt thương mại ở mức 9,95 tỷ Euro (tăng 11,8% so với cùng kỳ 2017); Theo Ngân hàng Quốc gia Rumani (BNR) trong 09 tháng đầu năm 2018, thâm hụt tài khoản vãng lai ghi nhận ở mức 6,62 tỷ Euro (tăng 38% so với cùng kỳ 2017 và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 3,52 tỷ Euro (giảm 5,7% so với mức 3,73 tỷ Euro của 9 tháng đầu năm 2017); Thâm hụt ngân sách 09 tháng đầu năm là 16,8 tỷ RON (khoảng 3,6 tỷ Euro) chiếm 1,77% GDP. Theo dự báo của IMF, thâm hụt ngân sách năm 2018 của Rumani sẽ ở mức 3,6% so với mục tiêu 3% của chính phủ nước này. Còn theo EC thâm hụt ngân sách của Rumani sẽ là 3,3%, 3,4% và 4,7% cho các năm 2018, 2019 và 2020; Nợ nước ngoài 09 tháng ở mức 98 tỷ Euro (tăng 634 triệu Euro). Trong đó các khoản nợ ngắn hạn chiếm 29,87 tỷ Euro (tăng 1 tỷ Euro) và các khoản nợ dài hạn chiếm 68,13 tỷ Euro (giảm 400 triệu Euro).   

Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng trung ương Rumani, lạm phát năm 2018 sẽ ở mức 3,5%. Còn theo EC thì lạm phát của Rumani năm 2018 là 4,3%.

Theo dự báo của Ủy ban Chiến lược và Dự báo quốc gia (CNSP), tăng trưởng GDP của Rumani năm 2018 sẽ ở mức 4,5%.

3. Xuất – nhập khẩu hàng hóa :

*** Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa 09 tháng đầu năm 2018 đạt 111,647 tỷ Euro (+9,35% so với cùng kỳ 2017). Trong đó :

- Xuất khẩu : 50,848 tỷ Euro (+ 9,12% so với cùng kỳ 2017)

- Nhập khẩu :  60,799 tỷ Euro (+ 9,55% so với cùng kỳ 2017)

- Trade balance : - 9,950 tỷ Euro (+11,8% so với cùng kỳ 2017)

*** Ghi chú : kim ngạch trao đổi thương mại nội khối (Intra – EU Trade) chiếm khoảng 75,6%

*** Thị trường chủ yếu :

Đơn vị tính : Triệu Euro

Nước/Khu vực

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng XNK

Cán cân thương mại

EU 28

38.980,883

45.470,179

84.451,062

-6.489,296

Châu Âu

(ngoài EU)

5.641,004 (+15,18%)

8.354,814 (+18,68%)

13.995,818 (+17,24%)

-2.713,810

Châu Phi & Trung Đông

3.147,403

(-1,32%)

916,996 (+33,7%)

4.064,400

 (+4,88%)

+2.230,407

Châu Mỹ

1.538,985 (+9,76%)

1.230,730

(-9,92%)

2.769,715

 (+0,05%)

+308,225

Châu Á & Châu Đại dương

1.471,468

(-12,31%)

4.818,499 (+12,51%)

6.288,917 (+5,52)

-3.345,981

Các thị trường khác

68,856

(+6,16%)

9,031

(-21,62%)

77,888

 (+1,97%)

+59,825

Tổng cộng

50.848,600

(+9,12%)

60.799,200

(+9,55%)

111.647,800 (+9,35)

-9.950,600

III. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - RUMANI 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2018
1.      Thương mại hai chiều Rumani – Việt nam :

*** Theo số liệu của Tổng cục Ngoại thương Rumani, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Rumani - Việt nam 09 tháng đầu năm 2018 đạt : 163,80 triệu USD. Trong đó :

- Xuất khẩu của Rumani sang Việt nam : 36,50 triệu USD

- Nhập khẩu của Rumani từ Việt nam : 127,30 triệu USD

- Trade Balance : - 90.80 triệu USD

a.  Xuất khẩu của Rumani sang Việt nam:

Xuất khẩu của Rumani sang Việt Nam 09 tháng đầu năm 2018 đạt 36,50 triệu USD.

*** Kim ngạch một số mặt hàng XK chính của Rumani 09 tháng 2018

Số TT

Mặt hàng

Số lượng (tấn)

Trị giá (triệu USD)

1

Lúa mỳ

 

10,85

2

Dược phẩm

 

5,07

3

Len và Lông động vật

 

4,20

4

Phụ phẩm ngành công nghiệp thực phẩm (nguyên liệu thức ăn gia súc)

 

2,85

5

Phân hóa học

 

2.31

b. Nhập khẩu của Rumani từ Việt Nam : 

Nhập khẩu của Rumani từ Việt Nam 09 tháng đầu năm 2018 đạt 127,30 triệu USD.

*** Kim ngạch một số mặt hàng NK chính của Rumani 09 tháng 2018

Số TT

Mặt hàng

Số lượng (tấn)

Trị giá (triệu USD)

1

Máy móc thiết bị điện và điện tử

 

47,40

2

Sợi tổng hợp & nhân tạo

 

15,23

3

Nhôm & sản phẩm nhôm

 

11,85

4

Chè, cà phê, gia vị

 

7,08

5

Thủy hải sản

 

5,86

Thương vụ Việt Nam tại Romania

Nội dung liên quan