| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Quan hệ thương mại Việt Nam - Bênanh năm 2007

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong năm 2007, các DN Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Bê-nanh (Bénin) 15,4 triệu USD hàng hoá các loại tăng 152% so với giá trị xuất khẩu năm 2006 (6,1 triệu USD).

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm dệt may, gạo, thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá, sản phẩm chất dẻo, giày dép các loại, hàng hải sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, dầu mỡ động vật… Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong năm 2007, các DN Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Bê-nanh (Bénin) 15,4 triệu USD hàng hoá các loại tăng 152% so với giá trị xuất khẩu năm 2006 (6,1 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm dệt may, gạo, thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá, sản phẩm chất dẻo, giày dép các loại, hàng hải sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, dầu mỡ động vật…

Bảng 1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Bê-nanh năm 2007

STT

Tên mặt hàng

Giá trị (USD)

1

Hàng dệt may

5 938 352

2

Gạo

4 549160

3

Thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá

3 849823

4

Sản phẩm chất dẻo

67844

5

Giày dép các loại

53756

6

Hàng hải sản

40 673

7

Gỗ và các sản phẩm gỗ

38784

8

Dầu mỡ động vật

29316

9

Hàng rau quả

15795

10

Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

6051

11

Hàng hoá khác

685923

 

Tổng cộng

15 275 477

 

Nguồn : Hải quan Việt Nam 

Về nhập khẩu, trong năm 2007, ta đã nhập từ Bê-nanh các mặt hàng bông các loại, sắt thép phế liệu và vải với tổng giá trị 5,2 triệu USD tăng 136% so với năm 2006 (2,2 triệu USD).

Tiềm năng thương mại của thị trường Bê-nanh

Năm 2006, nước này xuất được 563,1 triệu USD chủ yếu là nguyên liệu nông nghiệp trong đó bông, hạt điều và trái cây chiếm 73% tổng xuất khẩu.

Xuất khẩu của Bê-nanh (đúng hơn là tái xuất các mặt hàng nhập khẩu) chủ yếu hướng về các nước láng giềng (nhất là Ni-giê-ri-a, chiếm 70% theo thống kê không chính thức). Riêng hai sản phẩm trong nước là bông và hạt điều bán cho các khách hàng xa hơn (Trung Quốc, Ấn Độ) có năm chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tổng giá trị nhập khẩu của Bê-nanh năm 2006 là 927,3 triệu USD (FOB). Trong cơ cấu nhập khẩu, đứng đầu vẫn là sản phẩm dầu lửa.

Việc nhập khẩu mặt hàng gạo cũng cũng tăng do những thay đổi trong cách thức tiêu dùng của người dân địa phương và để tái xuất sang Ni-giê-ri-a (khoảng 500.000 tấn/năm).

Bê-nanh cũng đang đẩy mạnh việc nhập khẩu xi-măng để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng (hiện nước này mới chỉ có 3 nhà máy xi-măng).

Các sản phẩm khác cũng đóng góp đáng kể vào cơ cấu nhập khẩu của Bê-nanh là quần áo cũ, gia cầm, thuốc chữa bệnh, xe cộ..., chủ yếu dành cho việc tái xuất trong tiểu vùng.

Bê-nanh là nước có tình hình chính trị xã hội khá ổn định, đang đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế.

CH Bê-nanh là thành viên của WTO từ rất sớm, hoạt động XNK tự do, thuế suất thấp. Chợ và cửa hàng giống như ở Việt Nam cách đây 15 năm. Giá hàng tiêu dùng cao hơn ở Việt Nam hiện nay khoảng 5-10%. Hàng giá rẻ của Ấn Độ và Trung Quốc bán rất nhiều ở chợ. Chỉ có vài siêu thị cỡ nhỏ chuyên phục vụ ngoại kiều nhưng hàng hoá còn rất ít và giá bán đắt hơn của ta. Đáng chú ý có chợ Dantopka nằm tại Cotonou, là chợ ngoài trời lớn nhất khu vực Tây Phi. Chợ này nổi tiếng trong tiểu vùng, thậm chí quốc tế bởi có nhiều thương nhân Tây Phi (Nigiêria, Mali, Buốc-ki-na Pha-xô, Ni-giê, Bờ Biển Ngà) và Trung Phi như Ca-mơ-run đến đây kinh doanh.

Cơ chế xuất nhập khẩu của Bê-nanh khá thông thoáng nhưng hoạt động kinh doanh xuất khẩu chủ yếu do người nước ngoài (Libăng, Ấn Độ, Trung Quốc) nắm giữ. Thị trường Bê-nanh nói riêng và khu vực Tây Phi nói chung có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng mà Việt Nam sản xuất.

Bê-nanh có vị trí địa lý thuận lợi trông ra Vịnh Ghi-nê, nằm trong không gian Pháp ngữ của Liên minh kinh tế và Tiền tệ Tây phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia và đặc biệt giáp với thị trường lớn Nigiêria, điểm đến của hàng nhập khẩu qua Bênanh (ước tính 70% tổng giá trị nhập khẩu của nước này). Do thuế nhập khẩu thấp hơn Nigiêria, hệ thống ngân hàng tương đối hiện đại, đặc biệt cảng Cotonou của Bê-nanh được coi là điểm trung chuyển hàng hoá an toàn sang các thị trường khu vực các nước Tây Phi nên nước này được xem như ngã tư của khu vực Tây Phi.

Bê-nanh lại có các thế mạnh riêng về nguồn nguyên liệu bông và các sản phẩm nông nghiệp (sắn, điều, dứa, cây có dầu...), có nguồn nhân công chất lượng, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác, mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài.

Một số trang Web doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Bê-nanh là

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Bénin (CCIB), địa chỉ :

      www.ccib.bj (mục répertoire des entreprises/Téléchargement).

- Trang web các nước thuộc khu vực đồng Franc châu Phi (Trung và Tây Phi) http://www.izf.net/izf/ee/pro/index_frameset.asp?url=http://www.izf.net/izf/EE/pro/benin/5031.asp

 

                                                                                               

 

 

 

 

Thương vụ Việt Nam tại Morocco

Nội dung liên quan