Cơ quan quản lý Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài Loan (DGBAS) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Đài Loan trong tháng 5 tăng 2,02% so với một năm trước đó, tức vẫn ở mức cao hơn ngưỡng cảnh báo 2% song nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong gần hai năm qua.
(Nguồn: DGBAS)
Dữ liệu của DGBAS cũng cho thấy CPI cơ bản, không bao gồm trái cây, rau và năng lượng, đã tăng 2,57% so với một năm trước đó, cũng chậm lại so với mức tăng 2,72% trong tháng 4.
Theo DGBAS, tốc độ tăng trưởng CPI chậm hơn trong tháng 5 phần nào phản ánh cơ sở so sánh tương đối cao so với cùng kỳ năm ngoái, khi chỉ số này tăng 3,39% so với một năm trước đó.
Dữ liệu của DGABS cho thấy, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2022, tăng trưởng CPI của Đài Loan đã luôn vượt mức 3%, phần lớn là do giá nguyên liệu thô tăng vọt trên thị trường toàn cầu, điều này đã đẩy cơ sở so sánh lên cao.
DGBAS cũng cho biết, chi phí của một rổ gồm 17 nhu yếu phẩm gia đình, bao gồm gạo, thịt lợn, bánh mì, trứng, đường, dầu ăn, mì ăn liền, dầu gội đầu và giấy vệ sinh, đã tăng 5,88% so với một năm trước đó vào tháng 5, sau khi đã tăng 7,35% vào tháng 4. Những sản phẩm trong rổ giá này được gọi là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng và mức tăng 5,88% có nghĩa là nhiều người tiêu dùng cảm thấy khó chịu trước áp lực lạm phát.
Lũy kế trong 5 tháng đầu năm nay, CPI của Đài Loan tăng 2,44% với CPI cơ bản tăng 2,68%.
Về triển vọng, DGBAS cho hay kỳ nghỉ Tết Đoan ngọ rơi vào tháng 6 năm nay đi kèm với kỳ nghỉ lễ hội kéo dài cuối tuần dự kiến sẽ thúc đẩy người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động giải trí, đẩy giá dịch vụ lên cao, dẫn đến tăng trưởng CPI hàng năm trong năm tới dự kiến sẽ tăng nhẹ so với tháng 5.
Việc xuất khẩu ảm đạm và lạm phát kéo dài, DGBAS cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Đài Loan cho năm 2023 xuống 2,04%, giảm 0,08 điểm phần trăm so với ước tính trước đó vào tháng 2. Đây sẽ là mức thấp nhất kể từ năm 2015, khi đó GDP của Đài Loan tăng trưởng 1,47%.