Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia tháng 12/2017 đạt 295,371 triệu đô la Mỹ đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sang Malaysia trong năm 2017 đạt 4,208 tỷ Đô la Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Malaysia tháng 12/2017 đạt giá trị 630,903 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm từ Malaysia sang Việt Nam năm 2017 đạt 5,860 tỷ Đô la Mỹ.
Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia năm 2017 đạt 10,068 tỷ USD, tăng 19,06% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 4,208 tỷ USD, tăng 25,9 % so với cùng kỳ 2016 và nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia đạt 5,860 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2016.
Trong năm 2017, các nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao gồm: 1. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1.117,258triệu USD-tăng 30,2%; 2. Điện thoại và linh kiện đạt 593,418 triệu USD tăng trên 33,8%; 3. Sắt và thép đạt 244,321 triệu USD-tăng 112,4%; 4. Dầu thô đạt 222,137 triệu USDtăng 18,2%; 5. Gạo đạt 210,007 triệu USD tăng 79,4%; 6. Kính và hàng thủy tinh đạt 197,434 triệu USD tăng 23,6%; 7. Máy móc, thiết bị, dụng cụ đạt 192,396 triệu USD tăng 34,8%; 8. Thủy sản đạt kim ngạch101,992 triệu USD tăng 39,3%;
Cũng trong năm 2017, các nhóm ngành hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao gồm:
1. Xăng dầu các loại đạt kim ngạch 49,478 triệu đô, tăng trưởng 154%; 2. Than đá đạt kim ngạch 39,850 triệu đô tăng 140,4%; 3. Sản phẩm từ cao su đạt kim ngạch 11,886 triệu đô tăng 114,1%; 4. Sắt thép các loại đạt 244,321 triệu đô tăng 112,4%; 5. Hóa chất đạt 7,113 triệu đô tăng 101,7%; 6. Gạo đạt 210,007 triệu đô tăng 79,4%; 7. Dây điện và cáp điện các loại đạt 13,120 triệu đô tăng 78%; 8. Phân bón các loại đạt 28,205 triệu đô tăng 65,1%; 9. Giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 33,385 triệu đô tăng 57,5%.
Các nhóm ngành hàng có tốc độ xuất khẩu sụt giảm nhanh gồm: 1. Hạt tiêu đạt kim ngạch 210,007 triệu đô giảm 37,5 %; 2. Kim loại thường khác và các sản phẩm đạt kim ngạch 25,712 triệu đô giảm 30,6%; 3. Sản phẩm từ sắt thép đạt 28,570 triệu đô giảm 27,1 %; 4. Cà phê đạt kim ngạch 46,403 triệu đô giảm 17,7%; 5. Klanke và xi măng đạt 16,677 triệu đô giảm 14,1 %.
Các nhóm ngành hàng đạt kim ngạch nhập khẩu lớn gồm: 1. Xăng dầu các loại đạt 1.247,196 triệu USD; 2. Máy tính, thiết bị điện tử, phụ tùng, linh kiện đạt 1.149,996 triệu USD; 3. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 660,654 triệu USD; 4. Dầu mỡ động thực vật đạt 478,758 triệu USD; 5. Chất dẻo nguyên liệu đạt 254,209 triệu USD; 6. Kim loại thường khác đạt 231,196 triệu USD; 7. Hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 193,358 triệu USD; 8. Sản phẩm hóa chất đạt 192,815 triệu USD;
Các nhóm ngành hàng có tốc độ nhập khẩu tăng nhanh gồm: 1. Sản phẩm khác từ dầu mỏ đạt kim ngạch 73,340 triệu đô la tăng 86%; 2. Khoáng sản đạt 3,135 triệu đô la tăng 73,3%; 3. Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đạt 16,910 triệu đô tăng 70,6%; 4. Phân bón các loại đạt 37,012 triệu đô la tăng 63,6%; 5. Máy móc thiết bị và phụ tùng khác đạt 660,654 triệu đô la tăng 54,3%; 6.Cao su đạt 28,899 triệu đô la tăng 51,4%; 7. Dược phẩm đạt 12,331 triệu đô la tăng 41,6%; 8. Sản phẩm từ cao su đạt 54,070 triệu đô la tăng 40,8%.
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam sau các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Malaysia.
Một vấn đề đáng quan tâm là trong quan hệ thương mại của Việt Nam với Malaysia trong năm 2017 là Việt Nam vẫn là nước nhập siêu (1,652 tỷ USD), nhưng do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng nhanh hơn (25,9%) so với tốc độ nhập khẩu (14,6%) do đó mức độ thâm hụt thương mại có xu hướng giảm.
Đầu tư: Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính từ ngày 01/01/2017 – 20/12/2017, Malaysia có 28 dự án đầu tư FDI tại Việt Nam, vốn đăng ký cấp mới 122,77 triệu USD; số lượt dự án tăng vốn 17, vốn đăng ký tăng thêm – 37,83 triệu USD; số lượt góp vốn mua cổ phần là 138, giá trị góp vốn mua cổ phần 131,18 triệu USD; tổng vốn đăng ký 291,29 triệu USD. Malaysia xếp thứ 15/115 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2017.
Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2017, Malaysia có 568 dự án đầu tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12,187 tỷ USD. Malaysia xếp thứ 7/125 nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam.