Brazil là nhà cung cấp cà phê chính cho khu vực Bắc Âu. Brazil cung cấp cho khu vực Bắc Âu 61.901 tấn năm 2019, Thụy Điển là 41.539 tấn, Na Uy là 16.347 tấn và Đan Mạch 4.015 tấn.
Ngoài Brazil, các nhà cung cấp cà phê Arabica tương đối lớn khác cho khu vực Bắc Âu là Colombia, Peru và Honduras.
Nhìn chung, cạnh tranh cao hơn đối với cà phê chính thống với giá trị gia tăng thấp. Phân khúc này chủ yếu bị chi phối bởi các nhà cung cấp lớn có khả năng cung cấp số lượng lớn để cạnh tranh về giá. Các công ty vừa và nhỏ khó có thể cạnh tranh trong phân khúc này. Mức độ cạnh tranh nhìn chung thấp hơn trong phân khúc thị trường cà phê đặc sản, nơi sản lượng nhỏ hơn và tập trung nhiều hơn vào chất lượng, nguồn gốc và tính bền vững. Tuy nhiên, điểm gia nhập phân khúc này cao hơn nhiều và có thể cần các khoản đầu tư lớn hơn.
Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường có thể phải đối mặt với một số cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu cà phê đã thành công, đặc biệt là do họ đã có mối quan hệ lâu dài với người mua. Bước vào thị trường với tư cách là người mới bắt buộc cần phải có kiến thức sâu rộng về chủng loại sản phẩm, chất lượng và khối lượng ổn định, giao tiếp cởi mở và trung thực để bắt đầu xây dựng mối quan hệ mới với người mua.
Các nước Bắc Âu nhập khẩu lượng cà phê Robusta thấp
Châu Á chủ yếu được biết đến với sản lượng Robusta, đặc biệt là Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Cà phê Robusta chiếm khoảng 95% cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, sản xuất tập trung mạnh vào việc tạo ra khối lượng lớn cà phê chất lượng tiêu chuẩn, hầu hết hướng đến thị trường cà phê hòa tan. Các công ty lớn về cà phê, chẳng hạn như Nestlé, sở hữu nhiều nhà máy tại Việt Nam, nơi sản xuất thương hiệu cà phê hòa tan Nescafé. Vì các thị trường Bắc Âu đều hướng tới cà phê chất lượng cao, nên nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica và nhập khẩu cà phê Robusta với số lượng thấp.
Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Thụy Điển, Na Uy, và Đan Mạch rất ít, chiếm thị phần rất nhỏ, lần lượt là 1,3%, 0,4%, và 1,1%. Trong năm 2019, Thụy Điển nhập khẩu 3.166 tấn cà phê từ Việt Nam, trị giá khoảng 5,23 triệu USD, giảm 7% trong giai đoạn 2014-2019. Na Uy nhập khẩu 345 tấn, trị giá khoảng 600 nghìn USD, giảm 33%. Đan Mạch nhập khẩu 1.197 tấn, trị giá khoảng 1,8 triệu USD, giảm 7% trong cùng giai đoạn.
Các vấn đề bền vững đang là mối quan tâm lớn ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cà phê, trong khi các phương thức canh tác gây suy thoái môi trường cũng là vấn đề được quan tâm. Cà phê bền vững chiếm khoảng 9% xuất khẩu cà phê của Việt Nam.