| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Đừng nhỡ “chuyến xe TPP”

Bộ trưởng Thương mại Tim Groser đưa ra cảnh báo rằng Nhật Bản có thể bị bỏ lại phía sau nếu như quốc gia này không đạt được thỏa thuận trong quá trình đàm phán hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).T

Bộ trưởng Thương mại Tim Groser đưa ra cảnh báo rằng Nhật Bản có thể bị bỏ lại phía sau nếu như quốc gia này không đạt được thỏa thuận trong quá trình đàm phán hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngay sau phiên họp cấp Bộ trưởng TPP vào 19-20/5 tại Singapore, Bộ trưởng Tim Groser đã sang Nhật Bản. Tham dự Diễn đàn Nikkei, ông đã cố gắng mô tả việc Nhật Bản có thể sẽ thua thiệt nếu như không đạt được thỏa thuận về TPP. Ông cũng cho rằng ngày càng có sự quan tâm từ phía Trung Quốc đối với TPP đang được 12 nước tham gia đàm phán xem xét và điều này có thể đưa tới một FTA khu vực rộng lớn hơn. Tuy nhiên, ông cũng cho biết rằng Niu Di-lân cũng chỉ là một trong số 12 thành viên, Niu Di-lân thực sự không còn dòng thuế nào để cắt giảm và là một thị trường nhỏ, xa xôi.

Ông cũng đưa ra tình huống trong trường hợp TPP thất bại nếu các Chính phủ thiếu quyết đoán trong việc đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết các lĩnh vực đang được bảo hộ cao thì hoàn toàn cũng có lý do để tin rằng thất bại của TPP sẽ ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành Khu vực mậu dịch tư do Châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).

Nếu như TPP thất bại thì một trong những đàm phán thương mại mà trong đó Niu Di-lân tham gia như Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có Trung Quốc nhưng không có Hoa Kỳ, sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hội nhập khu vực. Ông cũng cho rằng đàm phán TPP có tiến triển thì các FTAs hiện tại giữa các quốc gia tham gia sẽ hoàn toàn chìm trong một  FTA khu vực ở mức độ rộng như TPP.

"Có một thông điệp quan trọng cho những đối tác tham gia đàm phán rằng nếu như cuối cùng mà họ không thể chấp nhận kết quả đàm phán cuối cùng thì họ có thể bị bỏ lại đằng sau".

"Nhật Bản có rất nhiều điều có thể gặt hái từ TPP nếu tôi có thể nói là "trên cùng chuyến xe", ông Bộ trưởng phát biểu: "Nếu thành công, "chuyến xe TPP" sẽ đón hành khách tại ga Tokyo nhưng đó không phải là ga cuối cùng".

“Chuyến xe TPP” nếu như đi đến thỏa thuận cuối cùng sẽ tiếp tục đi đến các điểm tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương khác. Các quốc gia khác, đặc biệt là Hàn Quốc, Phillippines và Trung Quốc có thể sẽ lên xe tiếp, ông nói.

Nhật Bản hiện đang có lĩnh vực nông nghiệp được bảo hộ cao với ước tính không chính thức khoảng dưới 10% lao động toàn thời gian có độ tuổi dưới 65.

Đàm phán về tiếp cận thị trường trong TPP đã mở ra hàng loạt các đàm phán song phương, đáng chú ý là giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Ông Groser cho rằng lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản có rất nhiều điều đạt được từ TPP, đó là không phải cạnh tranh về giá mà về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng và an toàn thực phẩm hơn là giá cả. "Với vai trò của Nhật Bản cả trong nền kinh tế thế giới và thương mại quốc tế, thì không có lý do gì để chúng ta bị thất bại ở thời điểm này", ông nói.

Trong thời gian tại Nhật, ông Bộ trưởng cũng có cuộc gặp với Chủ tịch ủy ban TPP của đảng cầm quyền LDP, Chánh văn phòng Nội các tại Tokyoa và Bộ trưởng phụ trách về TPP. Việc đàm phán diễn ra ở các cấp khách nhau và các nhà chính trị cao cấp của LDP đặc biệt quan trọng. Trong các cuộc gặp, ông Bộ trưởng đã đề cập những gì mà Niu Di-lân có thể làm và giúp những nông dân ngành sữa Nhật Bản cải thiện năng suất nông nghiệp. Ông Groser cho rằng ông chắc đến 99% là các lĩnh vực nhạy cảm của Nhật Bản như sữa, lúa mì, gạo, đường, thịt bò và thịt lợn sẽ là một phần trong đàm phán: "Vấn đề là tự do hóa ở mức độ nào".

Ông Groser cho rằng cam kết ban đầu của các nhà lãnh đạo TPP về một thỏa thuận toàn diện đã không còn được đảm bảo. Đề cập đến cuộc họp của lãnh đạo TPP dưới sự chủ trì của Tổng thống Barrack Obama tại Honolulu, ông cho rằng các nhà lãnh đạo ban đầu xác nhận "đây sẽ là trận đánh toàn diện - loại bỏ hoàn toàn các loại thuế nhập khẩu đối với mọi thứ". Tổng thống Obama trong chuyến thăm Tokyo vào tháng Tư vừa qua đã đạt được một số tiến triển với Nhật Bản về một hoặc hai lĩnh vực nhạy cảm nhất.

Trong khi đó, tại Niu Di-lân, Chính phủ hiện cũng đang phải đối mặt với phản ứng ngày càng tăng phản đối TPP và yêu cầu cần phân tích lợi-hại đầy đủ trước kỳ bất kỳ điều gì được ký kết.

Ngoài ra, còn có nhiều giới phản đối TPP. Mới tuần trước, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, bà Margaret Chan đã nói “Thương mại quốc tế đã gây ra nhiều hậu quả cho y tế, cả tích cực và tiêu cực. Một xu thế đặc biệt đáng lo ngại là việc sử dụng các thỏa thuận đầu tư nước ngoài để ràng buộc các chính phủ và hạn chế không gian chính sách của họ”.

Các trưởng đoàn đàm phán TPP đang lên kế hoạch cho cuộc họp tiếp theo vào tháng 7/2014.

Thương vụ Việt Nam tại New Zealand

Nội dung liên quan