Chính phủ Ấn Độ sẽ gia hạn hiệu lực của chính sách ngoại thương hiện tại (Foreign Trade Policy-FTP), thêm sáu tháng đến hết ngày 31/03/2023.
Chính phủ Ấn Độ sẽ gia hạn hiệu lực của chính sách ngoại thương hiện tại (Foreign Trade Policy-FTP), thêm sáu tháng đến hết ngày 31/03/2023. Các cơ quan xuất khẩu đã gợi ý nên bắt đầu FTP mới vào thời điểm bắt đầu của 1 năm tài chính, để đánh giá hiệu quả của nó tốt hơn. FTP hiện tại đã hết hạn vào ngày 31/3/2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, FTP được gia hạn ba lần, cho đến ngày 30/9/2022, chủ yếu là để duy trì sự ổn định của chính sách và giảm nhẹ sức ép cho các nhà xuất khẩu. Trước đó, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch phát hành FTP vào ngày 29/9/2022; và có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
Kế hoạch quan trọng nhất trong FTP là cung cấp hỗ trợ ít nhất 5.000 crore (khoảng 612 triệu USD) để phát triển một số địa phương trên toàn quốc làm trung tâm xuất khẩu. FTP mới dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 03/2023.
Các nhà xuất khẩu hàng hóa hiện đang được hỗ trợ theo một loạt các chương trình, bao gồm các chương trình miễn giảm thuế (RoDTEP và RoSCTL) và chương trình cân bằng lãi suất. Chính phủ đã dành ra 21.340 crore cho việc Miễn thuế và Thuế đối với các Sản phẩm Xuất khẩu và Hoàn lại các khoản Thuế và Lệ phí Nhà nước và Trung ương trong Ngân sách cho năm tài chính 2023. Tương tự, theo kế hoạch cân bằng lãi suất, chính phủ đã cấp ngân sách 2.622 crore cho năm tài chính 2023, so với 3.151 crore (RE) cho năm tài chính 2022. Các nhà xuất khẩu thương mại và sản xuất lớn sẽ được trợ cấp lãi suất 2% đối với khoản tín dụng rupee trước và sau khi giao hàng cho lô hàng 410 sản phẩm xuất đi. Trợ cấp cho sản xuất MSMEs được chốt ở mức 3%.
Các biện pháp khuyến khích rất quan trọng đảm bảo sự tăng trưởng khá trong xuất khẩu, trong bối cảnh nhu cầu ở các thị trường hàng đầu như Mỹ và EU đang chững lại.