| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ba Lan những năm gần đây

Với dân số 38,34 triệu người, thu nhập bình quân ở mức hơn 24 nghìn USD/người/năm, Ba Lan hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung và Đông Âu.

Trao đổi thương mại giữa hai nước tuy chưa cao nhưng đã không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan trong giai đoạn 2010-2014, ngoại trừ năm 2012 có sự sụt giảm về kim ngạch, các năm trước và sau đó đều có sự tăng trưởng dương, trung bình khoảng 27%/năm. Năm 2014 với mức kim ngạch cao nhất, đạt 509,45 triệu USD, tăng 46,06% so với năm 2013. Tính đến hết quý I năm 2015, kim ngạch này đạt 150,43 triệu USD, tăng 32,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 3, Việt Nam đã thu về từ thị trường Ba Lan 47,73 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 4,44% so với tháng 3 năm 2014.

2304

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Tính đến hết quý I năm 2015, đứng đầu các nhóm hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Ba Lan  là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, với kim ngạch xuất khẩu đạt 22,16 triệu USD, chiếm 14,73% tổng giá trị xuất khẩu, và tăng 48,76% so với cùng kỳ. Đứng thứ 2 là sản phẩm từ sắt thép, tăng 30,02%, ứng với 14,18 triệu USD. Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 3, thu về 11,74 triệu USD, tuy nhiên giảm 20,42% so với quý I năm 2014. Ngoài ra, hàng dệt may (9,53 triệu USD), cà phê (8,29 triệu USD), giày dép các loại (5,84 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (5,32 triệu USD), hàng thủy sản(4,82 triệu USD),… là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao tại thị trường Ba Lan.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan trong 3 tháng đầu năm nay, đáng chú ý nhất là mặt hàng gạo, tuy kim ngạch không lớn nhưng lại có mức tăng trưởng mạnh nhất, với mức tăng 117,63 so với quý I năm 2014.  Với bối cảnh xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tăng ở thị trường Ba Lan là một tín hiệu đáng mừng.

Các mặt hàng có mức tăng trưởng cao khác gồm có máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (tăng  48,76%; ứng với 22,17 triệu USD); sản phẩm từ sắt thép (đạt 14,17 triệu USD, tăng 30,02%); hạt tiêu (tăng 30,02%; ứng với 3,20 triệu USD),… Mặt khác, có 6/16 mặt hàng theo thống kê Hải quan Việt Nam, có sự sụt giảm về kim ngạch như chè (giảm 38,66%); sản phẩm từ chất dẻo (giảm 30,99%), máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 20,42%), sản pẩm mây tre cói thảm (-20,24%),…

Đối với thị trường này, mối quan hệ cá nhân với doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hợp tác của đối tác Ba Lan. Việc đàm phán thường thông qua gặp mặt trực tiếp và để phân phối thành công tại Ba Lan thường yêu cầu sự hiện diện của các đại lý, nhà phân phối, hoặc có văn phòng đại diện tại Ba Lan. Thêm nữa, doanh nghiệp Ba Lan thường quan tâm đến yếu tố giá cả khi đàm phán hợp đồng.

Tổng hợp

Nội dung liên quan