| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Một số lưu ý khi hợp tác giao dịch với doanh nghiệp Myanmar

Trong 10 năm qua, quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và  Myanmar liên tục tăng trưởng, tuy số lượng chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai nước.

KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG MYANMAR TỪ NĂM 2005-T11/2012

Đơn vị tính: triệu USD

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

T11/2012

KN xuất khẩu

11,2

16,5

21,8

32,6

33,9

49,5

90

104,39

Nhìn chung từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu năm sau đa phần cao hơn năm trước, tuy chỉ có năm 2009 là kim ngạch tăng không đáng kể, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung, còn lại trung bình tăng khoảng 45%/năm.

Tính đến hết tháng 11 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar đạt 104,39 triệu USD, tăng 38,32% so với cùng kỳ 11 tháng năm 2011, với các mặt hàng chính như hóa chất, sản phẩm chất dẻo, hàng dệt may, sản phẩm gốm sứ,….

Tỷ lệ kim ngạch năm sau luôn cao hơn năm trước, song kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn chưa xứng với tiềm năng hai nước. Dưới đây là một vài thông tin giúp doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với doanh nghiệp Myanmar được thuận lợi hơn:

- Doanh nghiêp Myanmar thường có thói quen gặp gỡ trực tiếp đối tác, tiếp xúc và bàn bạc thảo luận trước khi ký hợp đồng chính thức; thay vì chỉ liên hệ qua điện thoại, fax và internet. Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế, chờ đợi xin giấy phép xuất- nhập khẩu diễn ra rất lâu, có những lúc kéo dài đến mấy tháng.

- Doanh nghiệp Myanmar thường có thói quen thăm trụ sở, nơi làm việc, nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm, xem xét trực tiếp quy trình công nghệ, đội ngũ công nhân rồi mới đàm phán, quyết định ký hợp đồng chính thức

- Doanh nghiệp Myanmar thường thích được tặng quà (dù chỉ là quả nhỏ) trong lần gặp gỡ đầu tiên, hoặc khi ký hợp được hợp đồng, công việc thành công,…

- Doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến việc thẩm định  năng lực xuất khẩu của doanh nghiêp Myanmar, đảm bảo đối tác không bị  phong tỏa tài sản do không thể thanh toán qua ngân hàng với các đối tác nước ngoài. 

 

 

Tổng hợp

Nội dung liên quan