| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Dòng đời của quả xoài và thanh long tại Nhật Bản

Xoài được biết đến là loại quả chứa nhiều chất Beta carotene có tác dụng chống lão hóa cơ thể, mang lại vẻ đẹp cho làn da của nữ giới. Gần đây tại Nhật Bản có trào lưu ăn xoài “Mango Boom” và nhu cầu tiêu dùng quả xoài tăng lên nhiều.

Xoài được nhập khẩu từ Mexico, Philippin, Thái Lan và Đài Loan là nguồn cung cấp lớn cho Nhật Bản hơn 7.000 tấn/năm. Các nước xuất khẩu xoài gần đây có sản lượng giảm sút, giá xoài nhập khẩu vào Nhật Bản bị đẩy giá lên cao làm cho món ăn ưa thích của người Nhật lại trở nên khó tiếp cận hơn trong món ăn hàng ngày. Nhiều người Nhật Bản cho biết trái soài Cát Chu của Việt Nam xuất sang Nhật Bản được quy hoạch vùng trồng là loại xoài thơm, vỏ chuyển từ xanh sang vàng, hình dáng trông như giọt lệ, ngọt dịu có độ đường khoảng 20 độ trong khi đó xoài của Nhật được trồng tại Okinawa chỉ có độ đường 12-15 độ, không xơ nên được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng. Xoài Cát Chu của Việt Nam lần đầu được xuất khẩu sang Nhật Bản từ năm 2015 về chất lượng được trồng theo tiêu chuẩn GAP, có quy trình quản lý chất nông dược cũng như phân bón, là xoài an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng cao đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài ra xoài của Việt Nam cũng được xử lý kiểm dịch loại bỏ ấu trùng ruồi đục quả bằng hệ thống xử lý nhiệt VHT của Nhật Bản. Giá xoài của Việt Nam cao hơn xoài của Thái Lan (giá XK của Việt Nam là 678 Yên/kg, của Thái Lan là 584 Yên/kg). Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu xoài của Việt Nam với số lượng còn khiêm tốn so với tiềm năng, trong năm 2017 Việt Nam xuất khẩu được hơn 15 tấn với thị phần 0,2%. Ví dụ: Thái Lan là nước bên cạnh Việt Nam xuất khẩu 1,5 ngàn tấn, Philippin khoảng 500 tấn mỗi năm. Phải nhận định rằng chúng ta còn rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu quả xoài tươi sang thị trường này.  

Còn về Thanh long là loại quả quen thuộc với người dân Nhật Bản, năm 2009 bắt đầu xuất khẩu thanh long ruột trắng, đến tháng 1/2017 bắt đầu xuất khẩu thanh long ruột đỏ, được chế biến ăn tươi, xa lát… mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu hơn 1 ngàn tấn thanh long Việt Nam trong đó nguồn nhập khẩu lớn nhất là từ Việt Nam, đứng thứ 2 là Mỹ khoảng 399 tấn, thứ ba là Philippin với khoảng 61 tấn. Điều này cho thấy quả Thanh long của Việt Nam chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Nhật Bản.

Phải nói rằng Nhật Bản là thị trường đông dân khoảng 130 triệu người nên các sản phẩm hoa quả nhiệt đới của ta có rất nhiều cơ hội, xuất bao nhiêu thị trường tiêu thụ bấy nhiêu, khả năng tiêu thụ cao, tuy nhiên là các loại hoa quả xuất khẩu sang Nhật Bản phải đảm bảo đúng các điều kiện khắt khe, nhất là về an toàn thực phẩm mà Nhật Bản đặt ra.

Thương vụ hợp tác với các siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON để quảng bá hàng hóa của Việt Nam tới người tiêu dùng trong đó có các trái cây tươi của Việt Nam trong dịp Tuần hàng Việt Nam ngoài ra hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam triển lãm hàng nông sản, hoa quả tại Triển lãm chuyên đề về hàng thực phẩm, nông sản lớn nhất tại Nhật Bản như triển lãm FOODEX, đưa các đoàn doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, các nhà cung ứng hàng hóa cho các siêu thị của Nhật Bản sang Việt Nam đến tận các cơ sở trồng trọt, nông trang để khảo sát, đặt hàng và đưa ra các điều kiện yêu cầu xuất khẩu.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Nội dung liên quan