| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

DGTR đề nghị áp thuế đối kháng đối với ống đồng (cả dạng Tube và Pipe) từ Malaysia, Thái Lan, Việt Nam

Bộ Thương mại Ấn Độ đã khuyến nghị áp thuế đối kháng trong 5 năm đối với ống đồng được nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi hàng nhập khẩu được trợ cấp từ các nước này. Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có áp thuế hay không.

Cơ quan điều tra của Bộ Thương mại, Tổng cục Phòng vệ Thương mại (DGTR) đã tiến hành điều tra sau khi nhận được thông tin kiến nghị từ Sàn giao dịch Kim loại Bombay đối với mặt hàng ống đồng (bao gồm cả loại Tube và Pipe). 

Trong một thông báo, DGTR nêu rõ, "Sau khi bắt đầu và tiến hành điều tra về trợ cấp, tác hại và mối liên hệ nhân quả, cơ quan có thẩm quyền cho rằng việc áp dụng thuế đối kháng là cần thiết." “Chính quyền khuyến nghị áp đặt thuế đối kháng cụ thể trong thời hạn 5 năm,”. Mức thuế đề xuất là từ 2,3% đến 14,76% giá trị CIF.

DGTR tiếp tục nói rằng ngành công nghiệp địa phương, các đại sứ quán của các quốc gia nêu trên, các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu của các quốc gia này và các bên quan tâm khác có cơ hội đóng góp thông tin tích cực về chủ đề trợ cấp, tác hại và mối quan hệ nhân quả liên quan đến mặt hàng này. 

Theo DGTR, khối lượng nhập khẩu mặt hàng ống đồng đã tăng cả về giá trị tuyệt đối và so với tiêu thụ của Ấn Độ.

Trước đó, vào khoảng thời gian tháng 7,8/2020, Tổng cục đã nhận được thông tin từ đại diện Sàn giao dịch kim loại Bombay (Bombay Metal Exchange Ltd.) bày tỏ lo lắng về sự biến mất của sản xuất ống đồng bởi các nhà sản xuất Ấn Độ, cũng như sản lượng giảm đáng kể ở Ấn Độ. Theo Sàn giao dịch, có sự gia tăng lớn trong nhập khẩu từ các quốc gia Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, do các nhà xuất khẩu tại các quốc gia này đã nhận được các khoản trợ cấp trong sản xuất, và những nhượng bộ về thuế quan. Sàn giao dịch cũng bày tỏ lo ngại về yêu cầu phải nộp một bản kiến ​​nghị được lập thành văn bản phù hợp, với lý do là tính chất manh mún và phân tán của doanh nghiệp trong nước.

Trên cơ sở kiến nghị từ Sàn giao dịch, DGTR đã mở một cuộc điều tra vào ngày 25/9/2020, về các khoản trợ cấp của chính phủ do chính phủ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam hỗ trợ việc xuất khẩu ống đồng sang Ấn Độ. Sau hơn hai thập kỷ, Tổng cục đã bắt đầu hai cuộc điều tra phòng vệ thương mại trên cơ sở đột xuất vào năm 2020.

Thông thường, DGTR sẽ tiến hành điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở một đơn yêu cầu được lập thành văn bản đầy đủ, nhưng trong những trường hợp ngoại lệ này, do sự phân tán, hoạt động manh mún của các doanh nghiệp trong ngành, không thể tập hợp ý kiến để hoàn thiện một văn bản đầy đủ, DGTR đã ‘tự điều tra’(Suo Moto) để giúp ngành công nghiệp trong nước còn yếu tránh khỏi việc cạnh trang không công bằng trên thị trường thương mại, đảm bảo một sân chơi bình đẳng.

Thuế đối kháng được sử dụng trong trường hợp này là một loại thuế cụ thể của từng quốc gia được đánh vào các mặt hàng cụ thể để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi các khoản trợ cấp thương mại không công bằng do chính quyền địa phương của các nước xuất khẩu cung cấp.

Điều này được cho là phù hợp với các quy định thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một quốc gia thành viên của WTO có thể áp đặt thuế đối kháng chống trợ cấp đối với các sản phẩm nếu sản phẩm đó được chính phủ nước đối tác trợ cấp cho các nhà xuất khẩu mặt hàng đó. Đây là một biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. 

Nội dung liên quan