Hội nghị các bên lần thứ 10 ước về Bảo vệ và Sử dụng các đường thuỷ xuyên biên giới và các hồ nước (gọi tắt là Công ước Nước) đã tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 10 năm 2024 tại Thủ đô Ljulbjana, Cộng hòa Slovenia. Công ước này được thông qua tại Helsinki ngày 7 tháng 3 năm 1992, có hiệu lực ngày 6 tháng 10 năm 1996. Chủ trì Hội nghị là Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Quy hoạch không gian của Cộng hòa Slovenia, thay mặt cho Chính phủ Slovenia, phối hợp với Ban thư ký Công ước về nước, do Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu (UNECE).
Tham dự Hội nghị có hơn 600 đại biểu đến từ 100 nước, trong đó có 55 nước thành viên của Công ước, hơn 20 nước đang trong quá trình tham gia. Hơn 40 đại diện cấp cao đến từ các quốc gia và các tổ chức của Liên hợp quốc, Tổ chức Khí hậu Thế giới (WTO), Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO)... Phó Tổng thư ký LHQ bà Amina J. Mohammed đã phát biểu khai mạc Hội nghị.
Kể từ phiên họp lần thứ 9, diễn ra vào tháng 10 năm 2021 tại , đã có 9 quốc gia mới từ 3 châu lục đã tham gia Công ước về Nước, đánh dấu mức tăng 20% về số lượng các bên tham gia và nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của Công ước trên toàn cầu với tư cách là khuôn khổ đa phương tham chiếu của Liên hợp quốc về hợp tác về nước.
Hội nghị đã nghe báo cáo tình hình mới và các công cụ hỗ trợ hợp tác xuyên biên giới về nước, tổ chức hàng loạt phiên họp cấp cao, sự kiện bên lề, hội thảo chuyên đề tập trung vào các chủ đề để định hình tương lai của hợp tác xuyên biên giới về nước như: Vai trò chủ chốt của Công ước về Nước trong việc xây dựng khả năng phục hồi khí hậu; Chương trình làm việc cho giai đoạn 2025-2027 về hợp tác xuyên biên giới về Nước; Giải quyết các nhu cầu đa dạng của các quốc gia và thúc đẩy các lĩnh vực chính như chất lượng nước, quản lý từ nguồn đến biển và bảo tồn đa dạng sinh học. Hội nghị đã đưa ra các quyết định chính nhằm tăng cường tác động toàn cầu của Công ước, về hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế và hợp tác với các tổ chức khu vực sẽ hỗ trợ việc thực hiện Công ước theo hướng có lợi cho hợp tác xuyên biên giới về nước và phát triển lưu vực.
Hội nghị kết luận rằng hợp tác xuyên biên giới là điều cần thiết để thích ứng và giảm thiểu khí hậu, giúp giảm xung đột về nước, duy trì hệ sinh thái và thúc đẩy phát triển bền vững. Việt Nam và một số nước Đông Á và Đông Nam Á hiện vẫn chưa phải là thành viên của Công ước này nhưng vẫn cử đại biểu tham dự.