| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Kenya

Lúa gạo được du nhập từ châu Á vào trồng tại Kenya vào năm 1907 và là loại lương thực được tiêu thụ nhiều thứ ba sau ngô và lúa mì. Tổng diện tích trồng lúa của Kenya hiện có khoảng 20.000 ha được tập trung chủ yếu tại các vùng Mwea, Bunyala, Tana delta, Msambweni, Ahero, West Kano, Migori, Kuria trong đó 70% diện tích có hệ thống tưới tiêu và số diện tích còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa tự nhiên. Kỹ thuật canh tác lạc hậu và thiếu giống lúa có chất lượng khiến cho năng suất lúa của Kenya hiện chỉ vào khoảng 3 tấn/ha và sản lượng lúa gạo của cả nước chỉ đạt khoảng 45.000-80.000 tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này trung bình là 300.000 tấn/năm.  Lúa gạo được tiêu dùng chủ yếu tại các thành thị do thu nhập của người dân cao hơn, có khó khả năng chi trả cho loại lương thực vốn khá đắt đỏ này. Sản lượng gạo tiêu thụ đầu người của Kenya hiện đang rất thấp chỉ vào khoảng 10-18kg/năm và đang có xu hướng tăng nhanh với tốc độ vào khoảng 12%/năm cao hơn nhiều so với với mức tăng cầu về lúa mì là 4% và ngô 1%. Kinh doanh lúa gạo của Kenya được tập trung vào một số đơn vị và doanh nghiệp lớn là Ban sản xuất và Ngũ cốc quốc gia (NCPB), Ban thủy lợi quốc gia (NIB) và Lake Basin Development Authority (LBDA). Các đơn vị này có các nhà máy xay xát gạo đặt tại Ahero, Mwea  trực tiếp thu mua, chế biến và cung ứng gạo cho các siêu thị và các nhà bán lẻ địa phương. Tại các địa phương, việc bán gạo do các tiểu thương đảm trách và hiện diện tại khắp các chợ địa phương. Sản xuất lúa gạo của Kenya hiện đang gặp phải một số thách thức đó là: - Phần lớn người nông dân không có đất đai để canh tác, không có quyền sở hữu ruộng đất vì vậy rất khó có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng. - Thiếu lao động do lao động nông thôn ra thành phố tìm việc làm đã khiến cho chi phí nhân công lao động trở lên đắt đỏ. - Chi phí đầu vào cao, thiếu máy móc cơ khí.        - Kỹ thuật canh tác lúa của nông dân lạc hậu  Theo các chuyên gia, các khó khăn thách thức trong sản xuất lúa gạo của Kenya không thể sớm giải quyết và trong thời gian tới Kenya vẫn sẽ tiếp tục phải nhập khẩu gạo. Mức thuế nhập khẩu gạo vào Kenya hiện đang ở mức 35% và mức thuế này sẽ kéo dài đến ngày 30.06.2012. Trong năm 2010, gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Kenya với mức kim ngạch đạt 18,58 triệu USD chiếm 42% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu./.                  Phạm Thế Cường

 

 

Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á

Nội dung liên quan