| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Quý III năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng cả về lượng và giá trị

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu 1,40 triệu tấn cao su, ứng với 2,29 triệu USD, tăng 8,41% về lượng và 6,62% về giá trị.

Về thị trường, tính đến hết tháng 9 năm 2022, Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su đứng đầu về kim ngạch của Việt Nam, chiếm 68,42% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Về lượng, có nhiều thị trường kim ngạch trên 10 triệu USD và có sự tăng trưởng cao về kim ngạch so với quý III năm 2021 như Ấn Độ (tăng 29,07%, ứng với 173,08 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 16,19%, ứng với 47,99 triệu USD), Nga (tăng 54,08%, ứng với 32,83 triệu USD), Braxin (tăng 47,42%, ứng với 19,54 triệu USD).

Về kim ngạch, Nga, Braxin và Indonesia là 3 thị trường có kim ngạch trên 10 triệu USD, và có sự tăng trưởng cao về kim ngạch so với quý III năm 2022.

Trong 8 tháng năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280), Latex, SVR 3L, SVR 10, RSS3, SVR CV60…

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 56,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 677,86 nghìn tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng, nhưng tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Dự báo thời gian tới, thị trường cao su thế giới bị ảnh hưởng bởi lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại, giá dầu thô giảm nên các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ và lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gây áp lực thị trường.

Thời gian tới, giá cao su khó có thể tăng mạnh do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng do hoạt động khai thác có khả năng tăng tốc và duy trì ở mức tốt cho đến tháng 1 năm tới. Ngoài ra, nhu cầu từ các công ty săm lốp có thể không mạnh do kinh tế toàn cầu có khả năng suy thoái.

Vietnamexport

Nội dung liên quan