| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Thương mại với Trung Quốc không phải là lựa chọn duy nhất

Trước những quan ngại về việc Niu Di-lân ngày càng phụ thuộc thị trường xuất khẩu vào Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Niu Di-lân Tim Groser đã có bài viết “Thương mại với Trung Quốc không phải là lựa chọn duy nhất” đăng trên tờ Herald của Niu Di-lân. Thương vụ Việt Nam tại Niu Di-lân trân trọng giới thiệu tóm tắt bài viết nói trên.

Xuất khẩu hàng hóa của Niu Di-lân sang Trung Quốc tăng theo cấp số nhân so với ba năm trước khi ký Niu Di-lân- Trung Quốc FTA (FTA) vào năm 2008, xuất khẩu chỉ tăng bình quân gần 4%. Tuy nhiên, trong ba năm kể từ khi FTA có hiệu lực, con số này đã tăng vọt trên 30%. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt mức 45% và kim ngạch xuất khẩu của Niu di-lân hiện nay vào khoảng 10 tỷ US$.

Số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng như vậy là không bền vững: trong vòng chưa đầy 5 năm, tăng trưởng với tốc độ đó có nghĩa là phần lớn xuất khẩu hiện tại của Niu Di-lân sẽ phụ thuộc vào  thị trường Trung Quốc - một điều rõ ràng là không thể.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều chậm hơn là điều không thể tránh do nhập khẩu từ Trung Quốc trở lại Niu Di-lân bị hạn chế nhiều bởi dung lượng nhỏ bé của nền kinh tế của Niu Di-lân so với Trung Quốc.

Tuy vậy, Thủ tướng John Key và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tin tưởng rằng hai bên sẽ đạt và vượt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ US$ vào năm 2015 và 30 tỷ US$ vào năm 2020.

Có nhiều dự báo thổi phồng về tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc. Mỗi năm, tăng trưởng 7% của nền kinh tế quy mô 10 nghìn tỷ US$ tạo ra mức tăng hàng năm là 700 tỷ US$ - vượt xa hơn mức tăng trưởng 10% của nền kinh tế 5 nghìn tỷ US$ của chính Trung Quốc hơn 10 năm trước.

Xét trên một số điểm nào đó thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đúng là chậm lại - giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển nhanh khác kể từ sau Thế chiến thứ 2, đầu tiên là Đức và Nhật Bản (và Hàn Quốc gần đây) đều cho thấy tốc độ tăng trưởng tụt giảm khi các nền kinh tế đó bắt kịp những nền kinh tế tiên tiến nhất. Tuy nhiên IMF cũng tính toán rằng mặc dù Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa hàng trăm triệu người dân trong nước thoát khỏi đói nghèo kể từ năm 1980 nhưng vẫn còn hơn 90 quốc gia khác có thu nhập bình quân đầu người cao hơn Trung Quốc. Điều đó cho thấy Trung Quốc còn một chặng đường dài nữa phải đi tiếp.

Điều hoàn toàn hợp lý là một số người dân Niu Di-lân bắt đầu đặt ra câu hỏi rất rõ ràng: Có phải chúng ta đang tạo ra cái bẫy phụ thuộc giống như các thế hệ Niu Di-lân trước đây đã bị rơi vào năm 1973 khi Anh Quốc (lúc đó chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của Niu Di-lân, so với bây giờ Trung Quốc chỉ chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu) gia nhập muộn vào EEC (nay là Liên minh Âu châu- EU).

Điều đó bắt đầu quá trình từ từ loại bỏ Niu Di-lân ra khỏi thị trường châu Âu một cách cố tình thông qua các điều khoản được gọi là "giảm trợ cấp nông nghiệp" trong Nghị định thư 18- đưa ra đơn giản là chúng ta được yêu cầu về mặt pháp lý phải giảm xuất khẩu chủ lực sang châu Âu qua từng năm.

Điều tệ hơn là khi Niu Di-lân đã có gắng phát triển các thị trường thay thế vào những năm 1970 và 1980 thì EEC tiếp tục theo đuổi bằng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu khổng lổ. Hệ thống thương mại Thế giới lúc đó không hữu hiệu với chúng ta - nông nghiệp chưa được đưa vào các khuôn khổ luật kinh tế quốc tế.

Hầu hết các thị trường Niu Di-lân hướng tới vào thời điểm đó, đều bị chặn lại và chúng ta đã phải trả giá đắt cho sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Nói một cách đơn giản, chúng ta đã không có “Kế hoạch Thay thế” vào thời kỳ đó.

40 năm qua, Niu Di-lân đã tạo lập nhiều sự lựa chọn hơn cho mình. Lĩnh vực nông nghiệp đã được đưa vào các quy định có hiệu lực thi hành của WTO từ 1994 với việc kết thúc Vòng đàm phán Uruguay. Chúng ta đã ổn định quan hệ thương mại với EU thông qua các đàm phán và đưa vào các chế tài đối với những hình thức trợ cấp xuất khẩu, trong đó cho phép chúng ta đa dạng hóa các thị trường khác.

Bản thân EU cũng đã thực hiện những cải cách lớn đối với chính sách nông nghiệp. Tiếp theo các cuộc thảo luận thành công giữa Thủ tưởng và Chủ tịch EU Herman Van Rompuy vài tuần trước, chúng ta thậm chí còn trông đợi khả năng có một hiệp định kinh tế toàn diện giữa EU và Niu Di-lân.

Vào năm 1973, chúng ta không có lựa chọn thay thế. Kể từ đó chúng ta đã đàm phán FTA với tiêu chuẩn vàng với Úc (vẫn thực sự là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta nếu cộng cả xuất khẩu dịch vụ), một loạt các FTA với các nước Đông Nam Á và thêm nữa là đạt được FTA toàn diện với tất cả 10 nước thành viên ASEAN.

Thêm vào đó là FTA với Hồng Kong và Đài Loan. Chúng ta cũng có FTA toàn diện với Brunei, Singapore, Chile trong P4, những nhà sang lập và nền tảng dẫn tới các thỏa thuận lớn TPP hay Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.

Nếu như TPP được ký kết thành công thì điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới lớn và theo lý thuyết cũng phân tán rủi ro cho chúng ta.

Chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối đàm phán với Hàn Quốc và chúng ta giờ đây cũng hy vọng sớm đạt được FTA với các nước Vùng Vịnh.

Có một loạt sự thay thế khác mà chúng ta đang xây dựng. Điều quan trọng mà tôi muốn nói là tương tự như sự phụ thuộc của Niu Di-lân 40 năm trước đây vào một thị trường Anh Quốc, thì chúng ta có muôn vàn cơ hội tại những thị trường khác nhau đã mở ra đối với Niu Di-lân. Và nếu như Trung Quốc có bị "cảm lạnh"(tôi theo thuyết nghi vấn của các nhà phân tích về chủ đề thú vị này tại các hội thảo) thì chúng ta cũng có những thay thế. Nếu bị buộc phải chuyển hướng xuất khẩu sang những thị trường như vậy chúng ta có thể mất mất cái giá mà Trung Quốc sẵn sàng chi trả cho các hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của chúng ta nhưng so với những gì đã xảy ra với Niu Di-lân vào năm 1973 thì điều đó chẳng qua cũng chỉ là một cú sốc thương mại.

Tôi nghĩ rằng cách tiếp cận đúng đối với chúng ta rõ ràng là vui mừng đối với tất cả những thành công tại thị trường Trung Quốc và trên cơ sở đó tiếp tục gây dựng - tại sao chúng ta không tận dụng cơ hội duy nhất này?

Tuy nhiên, chiến lược thay thế cần làm rõ là: tiếp tục kiên trì với chính sách chiến lược trong mở rộng hơn nữa những  nền tảng kinh tế và chính trị để phân bố rủi ro cho chúng ta./.

Thương vụ Việt Nam tại New Zealand

Nội dung liên quan