Theo số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2014 giữa Việt Nam và Na Uy đạt đạt 130 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 52,3 triệu USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2013; nhập khẩu của Việt Nam đạt 77,7 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Na Uy tăng như: hàng dệt may, sản phẩm từ chất dẻo, tuy nhiên một số mặt hàng xuất khẩu lại giảm: giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, va li, túi xách. Bên cạnh đó, một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Na Uy tăng như: hàng thủy sản, máy móc, thiết bị, sản phẩm từ sắt thép.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Na Uy 6 tháng đầu năm 2014 như sau:
Kim ngạch mặt hàng |
Giá trị (triệu USD) |
|
6T/2014 |
6T/2013 |
|
Giày dép các loại |
6,401 |
10,416 |
Hàng dệt, may |
11,042 |
9,717 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
2,274 |
1,861 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
3,563 |
4,706 |
Hạt điều |
2,625 |
2,831 |
Túi xách, ví, va li, mũ, ô, dù |
4,773 |
6,363 |
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam từ Na Uy 6 tháng đầu năm 2014 như sau:
Kim ngạch mặt hàng |
Giá trị (triệu USD) |
|
6T/2014 |
6T/2013 |
|
Hàng thủy sản |
30,098 |
22,032 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
21,239 |
9,891 |
Phân bón các loại |
7,610 |
10,177 |
Sản phẩm hóa chất |
1,522 |
1,544 |
Sản phẩm từ sắt thép |
1,940 |
0,865 |
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Na Uy trong thời gian qua có những bước phát triển tích cực. Sự thành công của chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thái tử kế vị và Công nương Na Uy tháng 3 năm 2014 đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước. Tháp tùng Thái tử thăm Việt Nam có Bộ trưởng Công Thương Na Uy và đoàn doanh nghiệp Na Uy. Điều này cho thấy sức hấp dẫn nhất định cũng như nhiều tiềm năng của thị trường Việt Nam đối với các doanh nghiệp Na Uy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tích cực trong việc tìm hiểu thị trường bạn, thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong giai đoạn này nhằm khai thác các ưu điểm của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) trong tương lai.
Phạm Thị Phương