Tên đầy đủ | Cộng hòa nhân dân Trung Hoa |
Vị trí địa lý | Thuộc Đông Á, biên giới giáp với biển Đông, biển Vàng, vịnh Hàn Quốc và biển Nam Trung Quốc, giữa Triều Tiên và Việt Nam |
Diện tích Km2 | 9,596,960 |
Tài nguyên thiên nhiên | Than đá, quặng sắt, Dầu khí, khí tự nhiên, thủy ngân, thiếc, vonfram, mangan, moplyden, vanadi, nhôm, chì, kẽm, urani, tiềm năng thủy năng (lớn nhất thế giới)… |
Dân số (triệu người) | 1349.59 |
Cấu trúc dân số | 0-14 tuổi: 17.2% 15-24 tuổi: 15.4% 25-54 tuổi: 46.7% 55-64 tuổi: 11.3% Trên 65 tuổi: 9.4% |
Tỷ lệ tăng dân số (%) | 0.481 |
Dân tộc | Han Chinese 91.9%, Zhuang, Uygur, Hui, Yi, Tibetan, Miao, Manchu, Mongol, Buyi, Korean, và người quốc gia khác 8.1% |
Thủ đô | Beijing |
Quốc khánh | 10-01-49 |
Hệ thống pháp luật | Dựa trên cơ sở bộ luật dân sự, nguồn gốc từ Liên Xô cũ và luật của đại lục |
GDP (tỷ USD) | 12380 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) | 7.8 |
GDP theo đầu người (USD) | 9100 |
GDP theo cấu trúc ngành | nông nghiệp: 10.1% công nghiệp: 45.3% dịch vụ: 44.6% |
Lực lượng lao động (triệu) | 795.4 |
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp | nông nghiệp: 34.8% công nghiệp: 29.5% dịch vụ: 35.7% |
Sản phẩm Nông nghiệp | Gạo, lúa mì, khoai tây, ngô lạc, chè, kê, lúa mạch, táo, bông, hạt có dầu, thịt lợn, cá |
Công nghiệp | Khai thác và chế biến quặng, sắt, thép, nhôm và các kim loại khác, than, máy xây dựng, vũ khí, dệt may,Dầu khí, xi măng, hóa chất, phân bón, hàng tiêu dùng, giày dép, đồ chơi và điện tử, chế biến thực phẩm, thiết bị vận chuyển (bao gồm ôtô, ôtô ray, đầu máy xe lửa, tàu và máy bay, thiết bị viễn thông, vệ tinh) |
Xuất khẩu (triệu USD) | 2050 tỷ USD |
Mặt hàng xuất khẩu | Điện và máy móc khác (bao gồm xử lý dữ liệu thiết bị), may mặc, dệt may, sắt thép, thiết bị quang học và y tế |
Đối tác xuất khẩu | Hoa Kỳ, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức |
Nhập khẩu (triệu USD) | 1817tỷ USD |
Mặt hàng nhập khẩu | Điện và các máy móc, dầu và nhiên liệu khoáng sản, thiết bị quang học và y tế, quặng kim loại, nhựa, hoá chất hữu cơ |
Đối tác nhập khẩu | Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Đức |
Nguồn: CIA 2013
Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 14 tháng 12 năm 1982 và được sửa đổi năm 1998.
Có 22 tỉnh (không kể Đài Loan), 4 thành phố trực thuộc Trung ương là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh và 5 khu tự tri: Nội Mông, Choang (Quảng Tây), Tây Tạng, Ninh Hạ, Tân Cương, ngoài ra còn có 2 đặc khu hành chính là Hồng Công, Ma Cao.
* Địa lý: Nằm ở châu Á, có biên giới chung với 14 quốc gia. Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về diện tích sau Nga và Ca-na-đa, và đứng đầu về dân số. Một nửa lãnh thổ của Trung Quốc là núi và chủ yếu phân bố ở miền tây, trong đó các dãy An-tai và Thiên Sơn ở Tân Cương U-gu, dãy Côn Lôn ở phía bắc Tây Tạng. Cao nguyên Tây Tạng cáo 3.000m trên mực nước biển, phía nam là dãy Hy-ma-lay-a, có 40 đỉnh cao hơn 7.000m, trong đó có đỉnh Ê-vơ-rét, cao 8.863m, cao nhất thế giới. Cao nguyên Vân Nam ở phía nam, có đỉnh cao gần 3.700m. Xung quanh đồng bằng đông-bắc là dãy đồi và núi Hưng An Lĩnh, Trường Bạch Sơn. Dãy núi Tần Lĩnh chạy qua vùng trung tâm Trung Quốc, chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử; dãy Nam Lĩnh chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử; dãy Nam Lĩnh chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và Châu Giang. Ba vùng đất thấp ở phía đông và ở vùng giữa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, gồm đồng bằng trung tâm, giữa thảo nguyên Nội Mông, trong đó có sa mạc Gô-bi và các sa mạc ở lưu vực sông Ta-rim và sông Dun-ga-ri-an, là một cao nguyên hoàng thổ rộng lớn.
* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 35%, nông nghiệp: 15% và dịch vụ: 50% GDP.
Trên 50% dân số sống ở nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp qui mô lớn trước thời kỳ cải cách và mở cửa (1978) tập trung trong các nông trang tập thể, các công xã nhân dân. Các ngành truyền thống kém hiệu quả vẫn được duy trì. Hầu như một nửa đầu canh tác đã được thuỷ lợi hoá và Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất gạo. Các loại cây trồng gồm có lúa mì, ngô, khoai lang, mía, đậu nành và các loại rau quả. Ngành chăn nuối gia súc, và đánh cá cũng chiếm vị trí quan trọng. Các nguồn tài nguyên và nhiên liệu có trữ lượng đáng kể, nhưng chưa được khai thác hiệu quả, như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, bô xít, thiếc, ăng-ti-moan. Tiềm năng thuỷ điện dòi dào (sản xuất điện năng đạt 1.160 tỷ kWh, trong đó thuỷ điện chiếm 18,46%, điện nguyên tr chiếm 1,23%, tiêu thụ 1.014 tỷ kWh). Nền kinh tế có mô hình quản lý tập trung, phần lớn các nhà máy còn thuộc sở hữu nhà nước. Sản phẩm hoá dầu chiếm gần 1/4 giá trị xuất khẩu của Trung Quốc. Các ngành kinh tế quan trọng khác là sản xuất sắt, thép, xi măng, xe cộ, phân bón, chế biến lương thực, may mặc và dệt.