Quanhệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Ô-man trong thời gian qua vẫn còn khiêm tốn. Các doanh nghiệp hai bên chưa có nhiều các cơ hội tiếp xúc với nhau. Trước năm 2000, kim ngạch trao đổi thương mại song phương không đáng kể.
Để thúc đẩy và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động trao đổi buôn bán của các doanh nghiệp giữa hai bên, hai nước đã ký Hiệp định Thương mại (tháng 5/2004), Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (tháng 4/2008), Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (tháng 1/2011). Phía Ô-man mong muốn lập Văn phòng Thương mại hoặc lãnh sự danh dự tại Việt Nam để góp phần tăng cường quan hệ kinh tế thương mại song phương và hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Gần đây, buôn bán giữa hai bên đã bắt đầu khởi sắc. Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng đều đặn từ 4,7 triệu USD năm 2004 lên 92,3 triệu USD năm 2011. Trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt khoảng 30,2 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 6,3 triệu USD, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2011; nhập khẩu đạt khoảng 23,9 triệu USD. Dự kiến, cả năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt khoảng 51,8 triệu USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ôman
giai đoạn từ 2004 đến 7 tháng đầu 2012
Đơn vị tính: triệu USD
Năm |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
Tổng kim ngạch XNK |
2004 |
2,1 |
2,6 |
4,7 |
2005 |
3,1 |
3,1 |
6,2 |
2006 |
6,1 |
3,8 |
9,9 |
2007 |
8,6 |
12,2 |
20,8 |
2008 |
7,4 |
16,8 |
24,2 |
2009 |
7,5 |
17,8 |
25,3 |
2010 |
7,7 |
38,4 |
46,1 |
2011 |
18,1 |
74,2 |
92,3 |
7th/2012 |
6,3 |
23,9 |
30,2 |
Nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ô-man gồm hải sản, cà phê, dệt may các loại, sản phẩm sắt thép, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng... Việt Nam nhập khẩu từ Ô-man chủ yếu là kim loại thường khác, chất dẻo nguyên liệu, thủy sản, sản phẩm chất dẻo, cao su, phân bón... Kim ngạch xuất khẩu năm nay có xu hướng giảm đáng kể do phía Ô-man giảm nhập khẩu các mặt hàng như sắt thép phế liệu, hải sản và cà phê. Trong thời gian tới, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng thủy hải sản, cà phê, sắt thép phế liệu, rau quả, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, nước uống các loại là những mặt hàng mà phía Ô-man đang có nhu cầu và các doanh nghiệp của Ô-man đang quan tâm tới làm ăn với thị trường Việt Nam.
Ngoài lĩnh vực thương mại, Ô-man muốn đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực gồm: tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản, dầu khí, đóng tàu, nhiệt điện, lao động, xây dựng...
Nguyễn Thùy Linh