| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Giới thiệu thị trường gỗ của Cameroon

Cameroon là nước có diện tích rừng lớn thứ haichâu Phi sau Cộng hòa Dân chủ Congo với tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 22,5 triệu ha (chiếm gần 45% quỹ đất) của nước nàytrong đó 17 triệu ha đất rừng cho hiệu quả khai thác cao. Gỗ xuất khẩu đạt giá trị khoảng 3 – 3,5 tỷ USD hiện chiếm 15%giá trị xuất khẩu của Cameroon và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của nước này sau dầu lửa, tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động.

Ngành kinh doanh gỗ của Cameroun chủ yếu hướng tới xuất khẩu. Ngành chế biến gỗ địa phương mới chỉ ở giai đoạn sơ khai do chi phí xây dựng một nhàmáy là quá tốn kém đối với một doanh nghiệp địa phương.Vì vậy Chình phủ nước này kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư chế biến gỗ để tăng giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và tạo việc làm cho người dân. Cameroon vừa sửa đổi Luật đầu tư vào tháng 4/2013 với việc bổ sung nhiều biện pháp ưu đãi như miễn thuế VAT trong 2 năm đầu hoạt động, thủ tục thành lập công ty nhanh gọn (3 ngày làm việc), số vốn ban đầu là 1 triệu franc (tương đương 2000 USD)...

Ngày 06/05/2010, Cameroon và Liên minh châu Âu đã ký một thoả thuận nhằm chấm dứt việc khai thác,kinh doanh gỗ trái phép của Cameroon sang EU và nâng cao việc quản lý rừng của Chính phủ nước này. Theo đó, hai bên nhất trí theo dõi những yếu tố chủ chốt trong hệ thống FLEGT, một dạng giấy phép quốc tế được sử dụng để kiểm tra tính hợp pháp của gỗ nhằm quản lý rừng một cách bền vững. Việc giám sát được thực hiện từ khâu chặt hạ đến khâu cuối cùng của hoạt động khai thác. 22,5 triệu ha rừng của Cameroon cũngnằm trong kế hoạch giám sát của thoả thuận này.

Cameroon có lợi thế tình hình chính trị ổn định, cảng biển Douala tương đối hiện đại, là điểm trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực Trung Phi.

Trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ Cameroon không ngừng gia tăng phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và chế biến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã sang tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác và đặt mua những đơn hàng gỗ lớn từ Cameroon. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam từ Cameroon đạt 70,35 triệu USD trong đó gỗ và sản phẩm gỗ (chủ yếu là lim tali, trắc, gụ, gỗ đỏ) chiếm tới 66,83 triệu USD.

Trong 3 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩucủa Việt Nam từ Cameroonđạt 20,62 triệu USD, tăng 35%trong đógỗ và sản phẩm gỗchiếm 19,4 triệu USD.

Khi nhập khẩu gỗ từ Cameroon, doanh nghiệp nên lưu ý thẩm tra đối tác kỹ càng trước khi tiến hành giao dịch. Một trong những địa chỉ có thể cung cấp thông tin về nhà xuất khẩu gỗ là Phòng Thương mại, Công nghiệp, Mỏ và Thủ công Cameroon (viết tắt là CCIMA). Về phương thức thanh toán, nên sử dụng hình thức thư tín dụng L/C không hủy ngang hoặc bảo đảm của ngân hàng.Đối với các đơn hàng đầu tiên, doanh nghiệp nên mua khối lượng gỗ nhỏ và thương lượng với nhà xuất khẩu để hạn chế tối đa mức tiền đặt cọc (khoảng 5% là phù hợp). Nếu không có đại diện tại Cameroon, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có thể tiến hành kiểm trahàng trước khi đưa lên tàu thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại như Văn phòng Veritas./.

                                                                                      Hoàng Đức Nhuận

 

Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á

Nội dung liên quan