| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Ấn Độ sử dụng cảng nước sâu phục vụ xuất khẩu gạo trong bối cảnh xuất khẩu tăng do thiếu hụt toàn cầu

Bang Andhra Pradesh, miền nam của Ấn Độ sẽ sử dụng một cảng nước sâu để xuất khẩu gạo lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ trong bối cảnh toàn cầu thiếu ngũ cốc, có thể tăng 1/5 lượng xuất khẩu trong năm 2021.

Quyết định được công bố cho phép sử dụng cảng nước sâu Kakinada để phục vụ xuất khẩu gạo cho đến khi nâng cấp Cảng Anchorage. Theo ông BV Krishna Rao, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ, sự tắc nghẽn tại cảng Anchorage, cơ sở lớn nhất để xuất khẩu gạo, đã dẫn đến thời gian xuất khẩu một lô hàng gạo lên đến 4 tuần so với trung bình trước đó là 1 tuần, đã tăng cước vận chuyển và hạn chế xuất khẩu.

Chính phủ đổ lỗi cho sự tắc nghẽn là do nhu cầu tăng vọt, do thiếu hụt sản lượng ở các nước sản xuất gạo khác. Thái Lan và Việt Nam là những nhà cung cấp lớn khác, nhưng sản lượng của họ đã giảm trong những tháng gần đây do mưa quá nhiều hoặc hạn hán, khiến giá lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Xuất khẩu hàng gạo chỉ riêng từ Andhra Pradesh tăng gấp đôi lên 650.000 tấn. Ông Rao cho biết thêm rằng việc vận chuyển gạo sẽ bắt đầu tại cảng nước sâu này trong vòng vài ngày tới.Loại gạo 5% tấm của Ấn Độ đang được chào bán ở mức 402- 408 USD / tấn trong tuần này, thấp hơn đáng kể so với mức 510- 515 USD của Việt Nam và hơn 540 USD của Thái Lan.

Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu gạo non-basmati sang Bangladesh, Nepal, Benin và Senegal, và gạo basmati sang Iran, Saudi Arabia và Iraq. "Trong vài tuần tới, Ấn Độ có thể bắt đầu hoàn thành các đơn đặt hàng kịp thời", đại lý Mumbai cho biết. "Trong tình huống đó, Thái Lan và Việt Nam sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm giá để giữ chân những người mua hiện tại."

Đỗ Duy Khánh 

Nội dung liên quan