Đối với mặt hàng cá tra, Mỹ là nhà nhập khẩu nhiều thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc.
Theo thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2019 - 2023, thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra trong top 5 sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ, đứng sau các mặt hàng thiết bị điện tử, dệt may, gỗ, thép, chất dẻo. Mỹ đồng thời là một trong những nhà nhập khẩu thủy sản, nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất. Trong thời gian tới, việc Mỹ có Tổng thống mới, đi kèm với các chính sách mới, có thể sẽ tác động rất lớn đến các bước đi tiếp theo của doanh nghiệp xuất khẩu.
Cá tra thuộc top 5 sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ
Các sản phẩm của thủy sản Việt Nam luôn được ưa chuộng tại thị trường Mỹ. Một năm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu 10 tỉ USD, trong đó, thị trường Mỹ giúp mang về khoảng 1,4 - 1,5 tỉ USD. Năm 2022 và 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam lần lượt đạt hơn 2,4 tỉ USD và hơn 1,8 tỉ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Mỹ lần lượt đạt 527 triệu USD, chiếm 22% tỷ trọng và 271 triệu USD, chiếm 15% tỷ trọng.
Theo số liệu mới nhất của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), kể từ tháng 2/2024 đến tháng 8/2024, phile cá tra đông lạnh vượt qua phile rô phi đông lạnh và trở thành sản phẩm cá thịt trắng được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ. Rõ ràng, người Mỹ vẫn luôn có nhu cầu với cá tra Việt Nam.
Trong khi đó, theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 19 triệu USD, tăng 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 275 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023.
9 tháng đầu năm nay, phile đông lạnh mã HS 0304 vẫn là sản phẩm cá tra chủ lực Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam với 245 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 96% tỷ trọng.
Không còn sụt giảm như quý II, trong quý III/2024, xuất khẩu các sản phẩm cá tra khô và sản phẩm đông lạnh khác (nguyên con, cắt khúc, bong bóng,..) sang Mỹ ghi nhận tăng trưởng dương trở lại, với giá trị hơn 1,3 triệu USD, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu các sản phẩm này đạt hơn 3,2 triệu trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 3% so với cùng kỳ và chiếm 1% tỷ trọng.
Theo kết luận sơ bộ (POR 20) thuế chống bán phá giá cá tra phile vào Mỹ, có 2 doanh nghiệp "bị đơn bắt buộc" được nhận mức thuế chống bán phá giá là {content},00/kg. 6 doanh nghiệp còn lại đều đủ điều kiện được nhận mức thuế riêng rẽ ở mức {content},00/kg. Kết quả sơ bộ trên khá tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra - basa của Việt Nam khi cả 8 công ty trong cuộc rà soát đều nhận mức thuế {content},00/kg, tức không phải chịu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra phile vào Mỹ.
Theo nhận định của VASEP, mức thuế trên đã giảm so với mức thuế chính thức của cuộc rà soát POR 19 trước đó là từ {content},00/kg đến {content},18/kg.
Ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng 2 mặt từ chính sách của chính quyền Tổng thống Trump. Với tôn chỉ “nước Mỹ trên hết”, chính sách tăng thuế nhập khẩu lên 10 - 20% với tất cả các nước, gồm cả Việt Nam sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh hàng Việt Nam so với hàng nội địa Mỹ.
Tuy nhiên, VASEP khẳng định, trường hợp Trung Quốc bị đánh thuế cao sẽ tạo ra khoảng trống, từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và chiếm lĩnh thị phần.