Theo thông báo của Bộ Lao động Romani, vào ngày 27/08/2019 Chính phủ Rumani đã phê chuẩn hạn ngạch cho phép tiếp nhận thêm 10.000 lao động nước ngoài vào làm việc tại Rumani nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước.
Bộ Lao động giải thích rằng quyết định cấp hạn ngạch bổ xung được thông qua sau khi số lượng giấy phép lao động được cấp trong 08 tháng đầu năm 2019 tăng 165% so với số giấy phép được cấp trong 06 tháng đầu năm 2018.Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 23 tháng 8 năm 2019, đã có 19.173 đơn xin cấp giấy phép lao động (work permits) được đăng ký. Trong đó 16.540 giấy phép đã được cấp, 818 trường hợp bị từ chối và 1.815 trường hợp đang được xem xét.
Chỉ tính riêng 06 tháng đầu năm 2019, Rumani đã tiếp nhận hơn 11.000 lao động đến từ các nước ngoài khu vực EU. Theo Cơ quan Tổng Thanh tra Nhập cư Rumani (IGI), hầu hết số lao động này đến từ Việt nam (hơn 2.000) và đa phần còn lại đến từ Cộng hòa Moldova, Sri Lanka, Nepal và Ấn độ.
Số lao động nhập cư được tiếp nhận vào thị trường lao động Rumani đã tăng từ 15.000 năm 2018 lên tới 20.000 năm 2019. Do nhu cầu cao của thị trường lao động, Chính phủ Rumani dự kiến tăng hạn ngạch (quota) giấy phép lao động lên 30.000 cho năm 2019.
“ Trong thực tế, việc Bộ Lao động tăng số lượng giấy phép lao động cho năm 2019 giống như tiếp thêm nguồn sinh lực (oxygen) cho nền kinh tế, giúp các công ty giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân công trầm trọng. Tuy nhiên cần phải đơn giản hóa thủ tục nhập cư” Bà Elena Antoneac, Giám đốc điều hành tập đoàn Nestler – công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhập cư và di trú toàn cầu cho hay.
Trong vài năm gần đây, Trung quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước đứng đầu về số lượng lao động nhập cư vào Rumani. Nhưng Việt nam, Sri Lanka, Ấn độ và Nepal có thể sẽ là nguồn cung cấp nhân công chủ yếu trong thời gian tới. Năm ngoái, Bộ lao động Việt nam và Rumani đã ký Biên bản Ghi nhớ nhằm tạo điều kiện cho lao động Việt nam tiếp cận thị trường lao động Rumani.
Hiện Rumani có trên 100.000 lao động nước ngoài bao gồm cả khu vực EU và ngoài EU. Trong đó trên 25.000 đến từ khu vực ngoài EU mà hầu số lao động này đến từ Việt nam, Nepal, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung quốc và Cộng hòa Moldova
(Tổng hợp từ Romania Insider& Business-Review)