Thứ Sáu 11 tháng 1 năm 2019 vừa qua, bà Ruhsar Pekcan - Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ công bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ với 3,1 tỷ lira (tương đương 570 triệu đô la) vào năm 2019.
Trong thông cáo báo chí, bà Ruhsar Pekcan nói "Chúng tôi đã xây dựng tất cả các hỗ trợ xuất khẩu của mình để phát triển các lĩnh vực đóng góp cho tiềm năng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ". Bà nhấn mạnh hỗ trợ sẽ đẩy nhanh xuất khẩu của đất nước này bằng cách khuyến khích xuất khẩu giá trị gia tăng.
Năm 2018, bất chấp các cuộc chiến thương mại toàn cầu, suy thoái kinh tế và rủi ro địa chính trị gia tăng, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 168,1 tỷ USD xuất khẩu, một mức cao nhất từ trước tới nay. Xuất khẩu năm 2018 đã tăng 7,1% so với cùng kỳ, góp phần làm giảm thâm hụt ngoại thương 28,4% xuống còn 55 tỷ USD. Nhập khẩu cũng giảm 4,6% xuống còn 223,1 tỷ USD. Cả hai con số xuất khẩu và nhập khẩu cũng thấp hơn so với mục tiêu xuất khẩu 170 tỷ đô la và nhập khẩu 236 tỷ đô la được đặt ra trong Chương trình kinh tế mới của chính phủ (NEP), được Bộ trưởng Tài chính và Tài chính Berat Albayrak công bố vào cuối tháng 9. Kỳ vọng thâm hụt ngoại thương cuối năm đưa ra trong NEP là 66 tỷ USD.
Thâm hụt thương mại nước ngoài gần đây cho thấy sự cải thiện đáng kể so với mức của năm 2017 là 76,8 tỷ đô la. Theo NEP, Thổ Nhĩ Kỳ nhắm tới mục tiêu xuất khẩu đạt 182 tỷ USD vào cuối năm 2019. Tỷ lệ của xuất khẩu trên nhập khẩu tăng 8.2 điểm phần trăm so với năm 2017 và tăng lên 75,3%. Tổng khối lượng ngoại thương tăng nhẹ 0,1% lên 391,2 tỷ USD.
Phát biểu về cách Bộ Thương mại hỗ trợ 12.555 công ty trong năm 2018, bà Pekcan cho biết: "Công nghệ, thương hiệu và thiết kế, vốn là ưu tiên của chúng tôi, chiếm phần lớn nhất trong ngân sách của chúng tôi với 861 triệu lira (TL, tương đương 159 triệu đô la) trong năm 2018".
Các hoạt động thiết kế, xây dựng thương hiệu và thiết kế của 600 công ty đã được hỗ trợ trong năm 2018 và trong thời gian tới, nhiều công ty sẽ được hỗ trợ hơn, bà Pekcan nhấn mạnh. Khoảng 8.700 công ty đã được hỗ trợ với 520 triệu TL (96 triệu đô la) cho các hội chợ quốc tế vào năm 2018, trong khi hỗ trợ 120 triệu đô la (22 triệu đô la) được sử dụng dành cho chi phí quảng cáo, thương hiệu, văn phòng, cửa hàng và kho của các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2018, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chi 80 triệu TL (14,8 triệu đô la) cho nghiên cứu thị trường, phí thành viên trang web thương mại điện tử, hội đồng mua sắm và tài trợ sát nhập-mua lại. Ngoài ra, bà cho biết rằng chuẩn bị tài liệu bắt buộc và các dự án cạnh tranh của các công ty cũng được hỗ trợ với 80 triệu TL (14,8 triệu đô la) trong năm 2018.
Qua số liệu được công bố có thể nói cách thức hỗ trợ doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đáng để tham khảo về cách làm. Các khoản hỗ trợ của Chính phủ nước này tập trung vào khâu tiếp thị tai thị trường nước ngoài của doanh nghiệp và gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu, giá trị thương hiệu, tham gia các hội chợ tại nước ngoài để quảng bá hàng xuất khẩu. Việc hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các hội trợ cũng trên sở hỗ trợ một phần kinh phí và được khấu trừ vào tiền thuế của doanh nghiệp phải nộp thay vì chi trả trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Cơ chế này làm tăng tính chủ động của doanh nghiệp và cũng nhằm vào những khâu yếu nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu tại thị trường nước ngoài.
Bên cạnh hỗ trợ của chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp cũng huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, quảng bá văn hóa. Sự kiện tham dự Tuần lễ Thời trang Quốc tế tại Hà Nội và Tuần lễ ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội trong tháng 10 năm 2018 vừa qua cũng được một số doanh nghiệp tham gia Hội đồng Thương mại Thổ-Việt trực thuộc Ban Quan hệ Kinh tế Đối ngoại (DEIK) tài trợ tổ chức. Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và để quáng bá hình ảnh đất nươc Thổ Nhĩ Kỳ tai Việt Nam.
Theo DailySabah