Trước chuyến thăm của Tổng thống đến Việt Nam từ ngày 21-25/3/2012, Thượng viện Chile nhất trí thông qua các văn kiện về Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Chile.
Mở rộng thương mại giữa hai nước là trọng tâm của Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Chile và Việt Nam đã được chấp thuận nhất trí của Hạ viện và Thượng viện, Chile.
Trước khi cuộc bỏ phiếu, Thượng nghị sĩ Joseph Garcia Ruminot giải thích phạm vi của thỏa thuận, ghi nhận rằng Hiệp định thương mại tự do giữa Chile và Việt Nam đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời tăng cường hơn nữa chiến lược hội nhập kinh tế cho Chile ở châu Á và Việt Nam tại châu Mỹ.
Chilê đánh giá Việt Nam là một trong những nhà sản xuất hàng đầu của giày dép, dệt may, gạo và cà phê trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động và sôi động nhất của châu Á.
Sau khi Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, Chile sẽ là nền tảng tuyệt vời cho Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước Mỹ Latinh khác, tương tự Việt Nam sẽ là một nền tảng cho các sản phẩm Chile xuất khẩu đến các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam xuất khẩu sang Chi Lê 13 triệu USD (2001), lên 147 triệu USD (2011), tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong 10 năm là 30%. Tổng kim ngạch hai chiều từ 18,15 triệu USD (2001), lên 484,84 triệu USD (2011), tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong 10 năm là 38,69%.
Về thị phần và mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Chilê: Trong năm 2011, Việt Nam xuất sang Chilê 36 nhóm mặt hàng, trong đó kim ngạch xuất khẩu tập trung vào 15 nhóm mặt hàng chủ lực là: Giầy dép; sản phẩm dệt – may, máy và phụ tùng, cá đông lạnh, cà phê, tầu, thuyền và công trình nổi, sợi làm thủ công, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, đồ nội thất, đồ sứ & hàng thủ công mỹ nghệ, cá đã qua chế biến, chè, đồ chơi, đồ gia dụng, trái cây v.v….
Về nhập khẩu, trong năm 2011 Việt Nam nhậptừ Chilê 484,84 triệu USD trị giá FOB cảng Chilê, trong đó kim ngạch nhập khẩu đồng nguyên liệu 200,11 triệu USD, chiếm tỷ lệ 59,55%. Về thị phần và mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Chilê: Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu bao gồm 11 mặt hàng chính: Đồng tinh luyện, sắt và thép, gỗ, dầu cá, bột cá, bột giấy, hoá chất vô cơ, phân bón hoá học, máy và phụ tùng, dầu và mỡ động thực vật. Các mặt hàng này chiếm cơ cấu 80% trên tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng hóa tiêu dùng thấp, chỉ chiếm cơ cấu 20%.
Về mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước không cạnh tranh với nhau, Việt Nam xuất chủ yếu hàng tiêu dùng, trong khi đó nhập chủ yếu là nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất trong nước và tái xuất khẩu. Trong chiến lược phát triển kinh tế, Chilê là một thị trường mới có nhiều tiềm năng, đồng thời là thị trường cung cấp nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Hoàng Tuấn Việt
Tham tán Thương mại
Thương vụ ĐSQ Việt Nam tại Chilê