Đầu năm 2020, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2019, tăng 39,53% đạt xấp xỉ 33 triệu USD về kim ngạch nhập khẩu.
Cơ cấu xuất khẩu đối với mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tháng đầu 2020 không có nhiều thay đổi, chú ý là Thái Lan đã vượt qua In-đô-nê-xi-a với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,54 triệu USD chiếm 38,01% thị phần. Tiếp đó, In-đô-nê-xi-a xếp thứ hai với hơn 11,7 triệu USD chiếm 35,62% thị phần.
Nhập khẩu cao su tự nhiên vào Thổ Nhĩ Kỳ 1 tháng đầu năm 2020
STT |
Tên nước |
Kim ngạch nhập khẩu (USD) |
Tốc độ tăng trưởng (%) |
Thị phần 1T/2020 (%) |
|
1T/2019 |
1T/2020 |
||||
1 |
Thái Lan |
7.548.947 |
12.539.355 |
66,11 |
38,01 |
2 |
In-đô-nê-xi-a |
9.591.294 |
11.750.923 |
22,52 |
35,62 |
3 |
Việt Nam |
4.053.957 |
4.191.646 |
3,40 |
12,71 |
4 |
Ma-lai-xi-a |
1.462.671 |
2.422.727 |
65,64 |
7,34 |
5 |
Bờ biển Ngà |
821.762 |
1.897.290 |
130,88 |
5,75 |
|
Tổng cộng |
23.644.728 |
32.990.818 |
39,53 |
|
Nguồn: Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ
Theo số liệu thống kê của TUIK, trong 1 tháng đầu năm nay, Việt Nam xếp vị trí cao thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su tự nhiên vào Thổ Nhĩ Kỳ, đạt 4,19 triệu USD giảm tăng tăng nhẹ 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 12,71% thị phần xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy, các nhà nhập khẩu cao su của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã dần chú trọng hơn đến sản phẩm này của Việt Nam thay vì tập trung nhiều vào In-đô-nê-xi-a hay Thái Lan với nguyên nhân chính là do giá cả và chất lượng sản phẩm của cao su Việt Nam đang dần có ưu thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới đây sẽ gặp nhiều khó khăn do cao su vào mùa thay lá, các doanh nghiệp ngừng khai thác và chỉ cung cấp hàng tồn trữ cho những khách hàng truyền thống, có hợp đồng dài hạn. Trong khi đó, giá cả thị trường xuống thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến nhu cầu từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường phải trữ hàng từ lúc giá cao nên hạn chế bán ra chờ giá lên. Chính vì vậy, năng lực xuất khẩu sẽ không còn cao do hàng xuất giảm cả về giá và về lượng. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà nhập khẩu, sản xuất sản phẩm cao su của Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên trong thời gian này không chỉ do có thêm nhiều nhà sản xuất sản phẩm cao su mới mà còn do nhiều đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ, như đã từng diễn ra trong tháng 1 và tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh và giữ vững năng lực sản xuất của phía Thổ Nhĩ Kỳ.